Thời sự

Kinh nghiệm đi đường đèo tuyến Nha Trang - Đà Lạt

01/09/2019, 11:50
image

Đèo Khánh Lê nối Nha Trang - Đà Lạt dài khoảng 30km nhưng có đến 100 khúc cua nguy hiểm, 12 điểm mất ATGT.

img
Khúc cua nguy hiểm Km 44+720 QL27C với một bên vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu. Nơi đây, năm 2013 đã xảy ra 1 vụ TNGT làm 7 người chết, 22 người bị thương.

Đèo Khánh Lê nằm trên QL27C, ở độ cao 1.700 m so với mực nước biển, dài 29 km nối 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng, cũng là tuyến đường kết nối 2 thành phố du lịch nổi tiếng Nha Trang - Đà Lạt. Cung đường thường trực nguy hiểm bởi thường xuất hiện sương mù dày đặc và sạt lở đất.

Theo ông Tạ Thanh Tình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ III.3 (Cục Quản lý đường bộ III), đơn vị quản lý tuyến, hiện đèo Khánh Lê mặt đường khá hẹp, chỉ 6m lòng và 2m lề đường. Tuyến đường đèo dài khoảng 30km nhưng có đến 100 khúc cua nguy hiểm, 12 điểm mất ATGT do bị sụt trượt và 1 điểm đen tại Km 44 + 720.

“Các dòng chảy từ thượng nguồn không ổn định, thường xuyên bị thay đổi dẫn đến đất đá hay bị sạt lở, sụt trượt khi có mưa, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Có đoạn đường đất đá từ trên núi đổ xuống gần như “xóa trắng” mặt đường", ông Tình chia sẻ.

Chính vì sự nguy hiểm khó lường trên hành trình qua đèo, Báo Giao thông gặp gỡ nhiều tài xế hay chạy tuyến đường đèo Khánh Lê để họ chia sẻ kinh nghiệm đi đèo. Theo các tài xế, so với các con đèo ở miền Bắc, đèo Khánh Lê không dốc bằng nhưng chính vì lẽ đó làm nhiều tài xế mới đi chủ quan.

img
Hàng loạt vị trí sạt lở tiềm ẩn nguy cơ TNGT trên đèo Khánh Lê

"Dốc không cao nên các tài xế thường ép số. Ép đoạn ngắn thì được nhưng đoạn này dài đến 30 km ép vậy thì hỏng xe luôn. Tương tự, khi thả dốc từ Đà Lạt xuống Nha Trang, thấy dốc thoải thoải nên đạp nhanh rồi rà phanh. Rà hoài đến nỗi cháy phanh rồi tuột. Rất nhiều vụ tai nạn ở đây đều là do lỗi như vậy đấy, tài xế Thanh Tùng, một người chuyên chạy tuyến cho biết.

Cũng theo các tài xế, nếu gặp thời tiết xấu, sạt lở thì phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của lực lượng chức năng thường túc trực trên đèo. Đồng thời, tài xế phải chú ý tốc độ cho phép khi đi trên đèo, đi đúng làn đường, phần đường của mình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.