Y tế

Kon Tum: Cấp chỉ dẫn sâm Ngọc Linh nhằm chống hàng giả

26/08/2016, 20:27

Kon Tum tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ.

IMG_3708

Lễ công bố quyết định của Bộ KHCN về chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh. Ảnh: Vĩnh Yên

Ngày 26/8, UBND tỉnh Kon Tum và Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ. “Đây là tài sản thương mại có giá trị đóng góp không nhỏ vào sự phát triển KT – XH của tỉnh và quốc gia”.

Phê duyệt nhân rộng sâm quý

Đối với sản phẩm sâm Ngọc Linh, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt dự án đầu tư 567 tỷ đồng trong giai đoạn 2014-2024 nhằm xây dựng sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia. Dự án sẽ tập trung vào hỗ trợ, xây dựng Trung tâm nghiên cứu quốc gia về sâm Ngọc Linh, xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, hình thành Vườn giống giống sâm Ngọc Linh gốc với quy mô 20 ha và xây dựng Chương trình nghiên cứu quy trình công nghệ  từ nhân giống, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến đến xây dựng thương hiệu thương hiệu sâm Ngọc Linh.

Từ một bài thuốc “dấu” của đồng bào dân tộc tại núi Ngọc Linh (Quảng Nam – Kon Tum) các nhà khoa học đã điền dã nghiên cứu loại thuốc quý hiếm này. Nghiên cứu Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết Sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamennis Haet Grushv thuộc họ Nhân sâm. Cây sâm Ngọc Linh được dược sỹ Đào Kim Long phát hiện 1973, ở độ cao 1.200m thuộc dãy Ngọc Linh và đặt tên là tiết trúc sâm. Sâm Ngọc Linh là cây bản địa đặc hữu của núi rừng Ngọc Linh, phân bố chủ yếu xung quanh đỉnh Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.

Việc phát hiện sâm Ngọc Linh là loài quý hiếm, bên cạnh Sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ không những mang loại giá trị kinh tế cao mà còn là loại thuốc quý hiếm của thế giới. Trước thực trạng khai thác một cách triệt để của người dân, cây sâm Ngọc Linh đã có tên trong danh mục Sách đỏ Việt Nam từ năm 1994. Năm 1999, UBND tỉnh Kon Tum đã thành lập cơ sở nhân giống và bảo tồn giống sâm quý hiếm và phát triển cho đến nay. 

20160826_142421

Các sản phẩm sâm Ngọc Linh được nhân trồng ở Kon Tum. Ảnh: Vĩnh Yên

Ông Ông Trần Việt Thanh - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh trở thành chỉ dẫn thứ 49 mà Việt Nam đã bảo hộ và chỉ dẫn địa lý thứ 45 của Việt Nam được bảo hộ.  Tuy nhiên đối với loại sâm quý này vẫn đặt ra nhiều thách thức trong việc quản lý và duy trì sự thống nhất trong hoạt động sản xuất, thương mại sản phẩm nhằm duy trì danh tiếng, uy tín về chất lượng của sản phẩm sâm Ngọc Linh trên thị trường.

Theo UBND tỉnh Kon Tum, việc cấp giấy chứng nhận này ngoài bảo hộ thương hiệu sâm Ngọc Linh còn là nhằm tránh những hàng nông sản không rõ nguồn gốc.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.