Thế giới giao thông

Kỳ cuối: Đường sắt cao tốc sẽ "ép" hàng không

01/03/2014, 14:08

Những lợi thế về thời gian, tiền bạc, độ an toàn…là yếu tố giúp đường sắt cao tốc hút khách của xe khách đường dài và thậm chí là cả của hàng không.

Ngày nay, sự tiện nghi và thoải mái của đường sắt cao tốc cũng không thua kém máy bay
Ngày nay, sự tiện nghi và thoải mái của đường sắt cao tốc cũng không thua kém máy bay

Đường sắt tốc độ cao thay các chuyến bay ngắn


Năm 1964, khi hệ thống đường sắt Shinkansen của Nhật Bản đi vào hoạt động với giá vé rẻ bằng 2/3 so với máy bay, đã hút được hành khách ở mọi phân khúc khiến cho tuyến bay từ Tokyo đến Nagoya phải ngừng hoạt động. Đây là lần đầu tiên trên thế giới tàu hỏa giành được thắng lợi khi cạnh tranh với máy bay.


Còn tại Trung Quốc, khi cơn sốt đường sắt cao tốc bắt đầu cách đây chục năm, giới chức một số thành phố ven biển yêu cầu công chức đi công cán bằng máy bay để “giúp đỡ” các sân bay địa phương.
 

"Trong tương lai, đường sắt cao tốc sẽ kết nối với các sân bay để phục vụ hành khách sau những chuyến bay dài muốn đi các tuyến ngắn. Hiện nay sân bay tại Frankfurt (Đức), Lyon (Pháp) đã kết nối với mạng lưới đường sắt cao tốc. Liên minh hàng không, đường sắt chắc chắn sẽ xuất hiện ở châu Âu trong tương lai không xa”.

 

Ông Guillaume Pepy
Chủ tịch Công ty Đường sắt SNCF

Năm 2019, đường sắt xuyên biên giới ở châu Âu sẽ được tự do hóa hoàn toàn. Đây là cơ hội lớn cho ngành Đường sắt. Công ty Đường sắt SNCF, Pháp đang chuẩn bị đưa vào hoạt động đội tàu cao tốc giá rẻ với giá vé chặng Paris - Marseille và Montpelier - Lyon ở mức 32 USD. Chủ tịch của SNCF - Guillaume Pepy nhận định: “So với đi máy bay, nhiều người thích sự thoải mái, tiện nghi trên tàu. Tuy nhiên, không ít người chỉ quan tâm đến giá vé và có nhu cầu đi tàu hỏa cao tốc giá rẻ”.

Luca do Montezemolo - Chủ tịch Công ty đường sắt tư nhân NTV Italia cho biết: Thị trường đi lại bằng đường sắt châu Âu trị giá ước tính lên tới gần 100 triệu USD/năm nên các doanh nghiệp sẵn sàng mở rộng kinh doanh vượt ra khỏi các quốc gia. Hiện mới có khoảng 6% các chuyến tàu cao tốc châu Âu thực hiện hành trình qua biên giới và 1/5 số lượng vé được đặt trực tuyến. 


Ông Siim Kallas -  Ủy viên giao thông EU cho rằng: Các đường bay ngắn trên khắp châu Âu có thể được thay thế bằng đường sắt tốc độ cao để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn tại các sân bay và đường bộ. Ông Kallas dẫn chứng từ Tây Ban Nha - nơi đường sắt cao tốc đã đạt yêu cầu như một chuyến bay thông thường. Cụ thể, tuyến đường sắt cao tốc Madrid - Barcelona chiếm hơn 50% thị phần hành khách và thoải mái cho tất cả mọi người. Do vậy, các hãng hàng không có thể đặt trọng tâm trên các chuyến bay đường dài, sẽ tốt hơn cho doanh nghiệp của họ, ông Kallas khuyên.

Hiệu quả kinh tế


Bên cạnh những ưu thế về tốc độ, đường sắt còn có nhiều ưu điểm khác. Đó là lưu lượng vận tải hành khách lớn, tiêu hao nhiên liệu ít và mức độ ô nhiễm môi trường thấp hơn so với ô tô và máy bay. 


Theo số liệu khảo sát của chuyên gia Trung Quốc tại 4 nước Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha,  mức độ ô nhiễm khí thải g/người/km theo thứ tự ô tô/máy bay/ĐSCT như sau: Khí thải C0 là 1.26/0.51/0.003; C02 là: 111/158/28; S02 là: 0.03/0.05/0.01; PM là: 0.01/0.01/0.02. 


Ách tắc và sự cố giao thông trên các tuyến đường bộ đã gây tổn thất lớn đối với nền kinh tế mỗi nước. Chi phí giải quyết ách tắc giao thông xa lộ của EU chiếm 2,6% - 3,1% tổng giá trị sản xuất quốc dân; Chi phí khắc phục sự cố giao thông đường bộ cũng chiếm khoảng 2,5% tổng trị giá sản xuất quốc dân. Hiệu quả một tuyến đường sắt cao tốc của Pháp cao hơn 3 lần hiệu quả một tuyến đường bộ cao tốc 6 làn xe, ông Kallas cho biết.


Ngoài ra, dịch vụ đường sắt giờ đang hướng tới tiêu chuẩn của hàng không khi cuối năm 2013, tòa án Công lý châu Âu ra phán quyết các công ty đường sắt phải hoàn trả một phần hoặc bồi thường cho hành khách nếu tàu bị chậm do thời tiết, thiên tai hay đình công. Trước đó, EU quy định, hành khách bị chậm tàu từ 1-2 giờ sẽ được bồi thường ít nhất 25% giá vé và sẽ tăng gấp đôi nếu chậm trên 2 giờ. 


Đầu tháng 2 này, ông Nabil El - Giám đốc điều hành công ty xây dựng Caltagirone Zhar có trụ sở tại Napoli (Italia) đã chấp nhận đề xuất dịch vụ phòng hội thảo trên chuyến tàu cao tốc trong quá trình di chuyển gặp gỡ đối tác ở Romes của Công ty NTV để tiết kiệm thời gian. Trước đó, công ty này cũng đưa ra những gói dịch vụ cao cấp hơn với những toa hạng thương gia, kết nối internet…, theo tờ Telegraph.


Thanh Huyền - Thùy Linh

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.