Bạn cần biết

Lá bàng chữa cảm sốt

26/06/2017, 07:52

Lá bàng là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae).

18

Lá bàng chữa cảm sốt

Lá bàng chứa một số flavonoid (chẳng hạn kamferol hay quercetin) cũng như các chất tanin (như punicalin, punicalagin, tercatin), các chất saponin và phytosterol. Do chứa nhiều hóa chất nên lá và vỏ thân cây bàng còn được sử dụng trong nhiều nền y học cổ truyền khác nhau vào một số mục đích như: Chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp và lỵ, trị ghẻ, trị sâu quảng và sắc đặc ngậm trị sâu răng. Ngoài ra, có thể dùng búp tươi xào nóng để đắp và chườm nơi đau nhức. Đặc biệt, nhựa lá non trộn với dầu hạt bông và nấu chín là một thứ thuốc để chữa bệnh hủi. Hạt nấu chín uống dùng chữa đi cầu ra máu. Riêng lá dùng ngoài không kể liều lượng.

Chữa cảm sốt: Lấy 15g lá bàng rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô rồi trộn với 10g kinh giới khô, 12g bạc hà khô, 10g vỏ quýt khô. Sau đó, đem sắc lấy nước uống. Chỉ uống một lần khi nước còn nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

Chứng cảm sốt kèm theo nhức đầu: Lấy 15g lá bàng khô, 5g lá hoắc hương, 10g vỏ quýt, 3 lát gừng tươi rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống hai lần trước khi ăn khoảng 15 phút và uống ngay khi nước còn nóng.

Chữa viêm loét: Lấy lá non hoặc bánh tẻ; lá càng non càng nhiều nhựa nên mới tốt (không dùng lá già). Số lượng lá tùy vào vết thương nhiều hay ít. Ví dụ, trường hợp lở miệng do nhiệt thì mỗi lần chỉ cần 1 nắm to. Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước. Đợi chờ nước ấm thì ngâm hoặc dội vào vết thương.


Nguyên Trưởng khoa Dược liệu ĐH Dược Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.