Y tế

Lá giang chữa sỏi đường tiết niệu

11/04/2018, 18:10

Cây lá giang hay giang chua, là loài dây leo thường sống ven sông rạch thuộc vùng Đông Nam Á...

15

Cây lá giang

Thân cây lá giang là loại dây leo dài 1,5 - 4m, nhẵn, ít nhựa, có mủ trắng. Lá có phiến mỏng, hình trái xoan ngọn giáo, đầu nhọn sắc, gốc hình tim hoặc tù ở gốc, mặt trên có màu sáng hơn, dài 3,5-10cm, rộng 2 -5 cm, có mủ trắng, vị chua dịu. Trong 100g lá giang có 85,3g nước, 3,5g protein, 3,5g glucid, 0,6mg carotein, 26mg vitamin C. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cây lá giang có nhiều saponin, flavonoid, sterol, coumarin, tamin, chất béo, axit hữu cơ và 12 nguyên tố vi lượng.

Theo Đông y, lá giang có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn. Thân cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng.

- Chữa sỏi đường tiết niệu: Thân lá giang (hoặc lá) 100 - 200g. Sắc uống nhiều lần trong ngày.

- Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy: Lá giang 30 - 50g. Sắc uống. Đơn thuốc này uống liên tục chữa được sỏi và viêm đường tiết niệu.

- Chữa đau nhức xương khớp, đau dạ dày: Rễ hoặc lá 20 - 40g. Sắc uống; thường kết hợp với một số vị thuốc khác.

- Chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vết thương: Lá tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương.

Lưu ý, lá giang vị chua, có chứa axit tartric, không dùng lá giang chữa bệnh khi đang bị đợt đau khớp do gút cấp vì có thể tăng lắng đọng axit gây đau tăng, không dùng chữa sỏi thận do lắng đọng axit vì uống dài ngày thì nước tiểu thiên về axit sỏi lớn thêm, không nên nấu canh lá giang ở nồi nhôm, nồi kim loại, nếu có nấu thì múc ra ăn ngay, nếu để lâu chất chua lá giang có thể ăn mòn kim loại gây độc.

Nguyên Trưởng khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.