Y tế

Làm gì khi bị nước “ăn” chân do ngâm trong mưa lũ?

Bệnh do các chủng nấm có mặt trong đất hoặc từ người khác lây sang. Ẩm ướt da là điều kiện thuận lợi gây bệnh...

img
Ảnh minh họa

Hỏi:

Sau những ngày ngâm mình trong lũ bão, nhiều người ở khu vực tôi sinh sống bị nước “ăn” chân, tay, rất khó chịu. Vậy chúng tôi có thể dùng lá trầu không ngâm chân, tay được không thưa bác sĩ?

Trần Thiết (Hà Tĩnh)

Trả lời:

Bệnh nấm da, một bệnh rất phổ biến trong và sau mùa lũ lụt. Bệnh này tuy không gây chết người nhưng sẽ gây ngứa ngáy, vô cùng khó chịu.

Bệnh do các chủng nấm có mặt trong đất hoặc từ người khác lây sang. Ẩm ướt da là điều kiện thuận lợi gây bệnh.

Nấm hay xuất hiện ở các vùng ẩm trên da như bẹn, nách, đặc biệt là kẽ chân do bị dầm trong nước kéo dài - thường hay gọi là nước “ăn” chân. Triệu chứng là các mụn nước nhỏ bằng hạt kê, từng đám, mảng, có thể bong vẩy, ngứa rất nhiều.

Để phòng bệnh, mọi người nên lau thật khô da sau khi tiếp xúc với nước, hạn chế mặc quần áo ướt; không dùng nhiều xà phòng để vệ sinh da vì xà phòng tạo môi trường kiềm thuận lợi cho nấm phát triển.

Cần lưu ý không dùng các kem bôi có chứa Corticoid vì sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Để chữa bệnh, nên bôi các kem chống nấm Calcrem (clotrimazol) 2 lần/ngày.

Nếu bị nấm nặng lan tràn cần uống Sporal (Itraconazol) 100mg x 4 viên/ngày, chia làm 2 lần x 7 ngày là đủ liều. Nếu không có thuốc có thể sử dụng tạm thời các lá như trầu không, đun nước ngâm chân. Có thể ngâm dấm hoặc nước chanh loãng để phòng ngừa nấm kẽ chân.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.