Quản lý

Làm rõ những quy định xử phạt mới trong NĐ46 với ngành Đường sắt

14/10/2016, 13:59
image

Cục Đường sắt VN vừa tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị định 46 về xử lý vi phạm hành chính...

lam-ro-nhung-quy-dinh-xu-phat-moi-trong-nghi-dinh-
Ông Đặng Sỹ Mạnh chủ trì hội nghị. Ảnh: Tấn Việt.

Tham dự Hội nghị có ông Đặng Sỹ Mạnh – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục ĐSVN cùng các công chức thanh tra Phòng Thanh Tra – An toàn II và đại diện các doanh nghiệp đường sắt đóng tại TP Đà Nẵng và miền Trung.

Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2016, căn cứ Nghị định 171, cả 3 Phòng Thanh tra – An toàn (Cục ĐSVN) trên cả nước xử phạt 379 trường hợp vi phạm liên quan đường sắt, với tổng số tiền hàng trăm triệu đồng. Riêng Phòng Thanh tra – An toàn II xử phạt 148 trường hợp, tổng tiền phạt 19,4 triệu đồng.

Tuy nhiên, nhiều đại diện các doanh nghiệp đường sắt thắc mắc về việc xử lý một số hành vi vi phạm, như khu vực xảy ra vi phạm tại ga nội bộ thì ban quản lý ga hay người điểu khiển đoàn tàu bị xử phạt? Bên cạnh đó, nhiều quy định mới trong Nghị định 46 được các công chức thanh tra, doanh nghiệp tập trung thảo luận, làm rõ. 

Các công chức thanh tra đường sắt cũng thắc mắc về quyền hạn xử phạt đối với phương tiện giao thông đường bộ vi phạm quy định, cụ thể có được tước GPLX của tài xế vi phạm hay không? Sau khi rà soát lại các quy định của Nghị định 46, ông Hà khẳng định công chức thanh tra đường sắt chỉ được xử phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng hoặc tịch thu phương tiện có giá trị bằng mức phạt tiền.

Ông Nguyễn Thế Anh, Chuyên viên Phòng Pháp chế - Thanh tra (Cục ĐSVN) cho biết, điểm mới của Nghị định 46 là bổ sung, mô tả, làm rõ hơn 70 hành vi và nhóm hành vi vi phạm; bổ sung mới 32 hành vi và nhóm hành vi vi phạm ATGT đường sắt; đưa ra ngoài quy định 2 hành vi không còn phù hợp.

Lý giải kiến nghị trên, ông Nguyễn Song Hà, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Pháp chế - Thanh tra (Cục ĐSVN) cho biết, nếu hành vi vi phạm do việc điều hành tại ga thì xử phạt cán bộ phụ trách của ga. Nếu vi phạm do lỗi kỹ thuật, không tuân thủ quy định của đoàn tàu thì nhân viên điều khiển đoàn tàu bị xử phạt.

"Việc tước GPLX của chủ phương tiện giao thông đường bộ vi phạm chỉ được thực hiện bởi Cục trưởng Cục ĐSVN hoặc các đoàn thanh tra chuyên ngành theo quyết định của Cục trưởng" - ông Hà nhấn mạnh. 

Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Sỹ Mạnh cho biết, Nghị định 46 của Chính phủ ngày 26/5/2016 là kế thừa, bổ sung, đồng thời giải quyết được các vướng mắc, bất cập trong các quy định của Nghị định 171 và Nghị định 107. Đặc biệt, Nghị định 46 đã giải quyết được chồng lấn về xử lý vi phạm hành chính giữa đường bộ và đường sắt.

“Không phải lúc nào xử phạt cũng hay nhưng vì phòng ngừa nguy cơ xảy ra TNGT đường sắt nên đề nghị các đồng chí nghiêm túc thực hiện các quy định xử phạt trong Nghị định 46, tăng nặng mức phạt để đảm bảo tính răn đe” – ông Mạnh nói.

>>>>>> Xem thêm clip Tọa đàm về quy định mới trong xử phạt giao thông:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.