Hồ sơ tài liệu

Lần đầu lên tiếng, Myanmar nói gì về phán quyết Biển Đông?

19/07/2016, 15:47
image

Myanmar hôm 19/7 vừa công khai nội dung tuyên bố về quan điểm của mình sau phán quyết của PCA về Biển Đông.

5-china-foreign-minister-suu-kyi-8-aung-myin-ye-za

Ngoại trưởng Myanmar, bà  Aung San Suu Kyi cùng người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị.

Hôm nay. 19/7, tờ Myanmar Times cho biết, Myanmar không phải là nước tham gia trong vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, song với vai trò là Chủ tịch ASEAN từ năm 2014, nước này đã ủng hộ lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc so với nhiệm kỳ Chủ tịch trước của Campuchia.

Theo đó, trong cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao vào năm 2014, ASEAN đã lần đầu tiên tuyên bố về “mối quan ngại sâu sắc” trong việc leo thang căn thẳng tranh chấp tại Biển Đông. Đáp lại, Trung Quốc đã cam kết sẽ hỗ trợ ngoại giao, tỏ thiện chí trong việc hỗ trợ vốn đầu tư với các đồng minh trong khu vực ASEAN.

Trong tuyên bố hôm 13/7, một ngày sau khi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA được đưa ra, Myanmar đã kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và tránh các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Mặc dù Trung Quốc bác bỏ phán quyết của PCA, song Myanmar đã cam kết sẽ thực hiện các nguyên tắc chung, trong đó có việc duy trì và thực hiện quan hệ đối ngoại trong cộng đồng quốc tế.

Tuyên bố này cho hay: “Myanmar sẽ tiếp tục làm việc với các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc để thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhất, dựa trên sự đồng thuận, Tuyên bố về cách ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Nhà phân tích chính trị Myanmar, ông U Than Soe Naing nhận định, đây là một trong những tuyên bố hướng tới tương lai nhất trong số những phản ứng của các nước ASEAN trước phán quyết PCA. Ông nhấn mạnh, nếu Myanmar không đưa ra một tuyên bố như vậy, hình ảnh dân chủ trong nội bộ ASEAN sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Ông U Than cho biết: “Đây là chính sách ngoại giao rất đúng đắn. Myanmar có thể tác động đến việc chấp nhận kết quả phán quyết cho dù không phải là quốc gia tham gia tranh chấp”.

Chuyên gia nói thêm rằng, bà Aung San Suu Kyi hiện đang phải đối mặt với thời gian khó khăn chờ đợi phía trước trong việc giúp đỡ các nước ASEAN đi qua những hậu quả của phán quyết Biển Đông.

Trong khi đó, U Aung Myo Myint, phát ngôn viên ASEAN của Bộ Ngoại giao cho hay, Myanmar đang ưu tiên xử lý một số vấn đề ngoại giao về sự phát triển ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Yun Yun - nhân viên cấp cao thuộc Trung Tâm Stimson về quan hệ Trung Quốc – Myanmar lập luận rằng đất nước hiện vẫn chưa đưa ra lập trường rõ ràng về vụ tranh chấp này.

Bà nói: “Myanmar đang lựa chọn cách an toàn trong việc kêu gọi quan sát DOC và duy trì lập trường trung lập trong khối ASEAN”.

Ngoài ra, cuối tuần này, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 sẽ được triệu tập tại Lào và thảo luận về vấn đề làm thế nào để tăng cường đoàn kết trong cộng đồng ASEAN.

Xem thêm video:

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.