Đời sống

Lễ, mâm cúng ông Công ông Táo cần những gì?

23/01/2022, 15:00

Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo việc làm tốt và chưa tốt của con người trong 1 năm.

Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình lại chuẩn bị mâm lễ cúng để tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách long trọng.

mâm lễ cúng để tiễn đưa ông Công, ông Táo

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ sắc màu với mong muốn một năm sung túc. Ảnh minh hoạ

Đồ vàng mã cúng ông Công ông Táo

Bộ ông Công ông Táo là lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng 23 tháng Chạp truyền thống.

Thông thường, bộ ông Công ông Táo đầy đủ bao gồm: 3 chiếc mũ, 3 đôi giày, 3 bộ áo, 3 con cá chép giấy. Mũ ông Công ba cỗ (hay ba chiếc) có 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Mũ dành cho Táo ông thường có 2 cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những chiếc mũ này được trang trí bằng các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và dây kim tuyến.

Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:

Năm hành kim thì dùng màu vàng

Năm hành mộc thì dùng màu trắng

Năm hành thủy thì dùng màu xanh

Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ

Năm hành thổ thì dùng màu đen

Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. Các gia đình cũng có thể dùng cá chép sống hoặc cá chép giấy để cúng ông Công ông Táo.

Thường thì ở miền Bắc, người ta sẽ cúng ông Táo bằng cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Còn ở Nam bộ người dân dùng cá chép giấy nhiều hơn.

Ngoài bộ ông Công, ông Táo và cá chép, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm tiền vàng vào mâm lế cúng ông Công ông Táo.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Mâm lễ vật cúng ông Công, ông Táo tuỳ theo mỗ gia đình sẽ được chuẩn bị khác nhau và còn phụ thuộc vào văn hóa của từng vùng miền.

Ngoài các lễ vật chính kể trên, các gia đình còn chuẩn bị mâm lễ mặn hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thông thường gồm:

1 đĩa gạo; 1 đĩa muối; 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

1 bát canh mọc hoặc canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

Mâm cỗ ngọt gồm:

1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen

3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau; 1 lá trầu

Cùng với 1 trong 2 loại mâm cỗ trên, những thứ cần bày thêm trên bàn thờ ông Táo là 1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc; 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Người dân quan niệm, mâm cỗ cúng luôn đầy ắp màu sắc với mong muốn một năm sung túc.

Mâm cúng ông Táo, ông Công đặt ở đâu?

Việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo tùy vào phong tục cũng như quan niệm từng vùng miền sẽ có những quy ước khác nhau đối với vị trí đặt mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo.

Tuy nhiên, theo truyền thống của người Việt Nam, cúng bái luôn là một trong những việc linh thiêng, yêu cầu sự trang nghiêm. Do đó, lễ cúng ông Công ông Táo cần phải được thực hiện ở nơi trang trọng để thể hiện sự thành tâm của gia chủ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.