Xã hội

Lo bị khóa thuê bao, người dân đổ xô đi sửa thông tin, chuyển chính chủ

15/03/2023, 06:00

Nhiều người đã nhanh chóng đi cập nhật lại thông tin số điện thoại khi biết sau ngày 31/3, nếu không chuẩn hóa thông tin sẽ bị khóa thuê bao.

Ngày 14/3, tại cửa hàng giao dịch 75 Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) của nhà mạng VinaPhone, khá đông khách hàng đến cập nhật lại thông tin của số thuê bao mình đang sử dụng.

Ngày 14/3, tại cửa hàng giao dịch 75 Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) của nhà mạng VinaPhone, khá đông khách hàng đến cập nhật lại thông tin của số thuê bao mình đang sử dụng.

"Thông qua báo chí tôi được biết, nếu thông tin thuê bao chưa chính xác, không trùng khớp giữa thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin nhà mạng thì sau ngày 31/3 sẽ bị khóa. Tôi đã gửi tin nhắn cho nhà mạng để check thông tin thuê bao của mình, thấy sai lệch phần tên đệm chủ thuê bao nên hôm nay tôi đến để làm thủ tục đính chính", anh Nam, đến từ quận Hoàn Kiếm cho biết.

"Thông qua báo chí tôi được biết, nếu thông tin thuê bao chưa chính xác, không trùng khớp giữa thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin nhà mạng thì sau ngày 31/3 sẽ bị khóa. Tôi đã gửi tin nhắn cho nhà mạng để check thông tin thuê bao của mình, thấy sai lệch phần tên đệm chủ thuê bao nên hôm nay tôi đến để làm thủ tục đính chính", anh Nam, đến từ quận Hoàn Kiếm cho biết.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, việc cập nhật thông tin lại cho thuê bao đang sử dụng khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, việc cập nhật thông tin lại cho thuê bao đang sử dụng khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian.

"Tôi chỉ cần trình căn cước công dân cho giao dịch viên, sau đó điền thông tin vào bản xác nhận thông tin thuê bao khi đăng ký dịch vụ, trong đó ghi 5 số điện thoại thường xuyên liên lạc rồi hệ thống sẽ cập nhật thông tin đúng với thông tin hiện hành của mình", anh Nam nói.

"Tôi chỉ cần trình căn cước công dân cho giao dịch viên, sau đó điền thông tin vào bản xác nhận thông tin thuê bao khi đăng ký dịch vụ, trong đó ghi 5 số điện thoại thường xuyên liên lạc rồi hệ thống sẽ cập nhật thông tin đúng với thông tin hiện hành của mình", anh Nam nói.

Đại diện cửa hàng giao dịch VinaPhone 75 Đinh Tiên Hoàng, lượng khách hàng đến cập nhật thông tin lại cho thuê bao mình đang sử dụng khá đông.

Đại diện cửa hàng giao dịch VinaPhone 75 Đinh Tiên Hoàng, lượng khách hàng đến cập nhật thông tin lại cho thuê bao mình đang sử dụng khá đông.

"Để phục vụ khách hàng tốt nhất, chúng tôi  đã được bố trí tăng cường nhân sự và làm việc xuyên trưa", đại diện của hàng giao dịch VinaPhone 75 Đinh Tiên Hoàng cho hay.

"Để phục vụ khách hàng tốt nhất, chúng tôi đã được bố trí tăng cường nhân sự và làm việc xuyên trưa", đại diện của hàng giao dịch VinaPhone 75 Đinh Tiên Hoàng cho hay.

Còn tại cửa hàng giao dịch của VinaPhone trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm) gần 11h trưa nhưng vẫn có hơn 10 người chờ làm thủ tục cập nhật lại thông tin số điện thoại.

Còn tại cửa hàng giao dịch của VinaPhone trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm) gần 11h trưa nhưng vẫn có hơn 10 người chờ làm thủ tục cập nhật lại thông tin số điện thoại.

Nhiều nhóm người đến làm thủ tục là cùng gia đình, lúc đi mua sim cho bố mẹ, vợ con rồi tiện đứng tên trong hợp đồng với nhà mạng luôn.

Nhiều nhóm người đến làm thủ tục là cùng gia đình, lúc đi mua sim cho bố mẹ, vợ con rồi tiện đứng tên trong hợp đồng với nhà mạng luôn.

"Giờ dữ liệu dân cư cập nhật số điện thoại đúng tên người sử dụng, trong khi hợp đồng với nhà mạng lại do chồng tôi đứng tên cho cả nhà, nên chúng tôi tranh thủ đi làm thủ tục chuyển chính chủ thuê bao", chị Lan, trú Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm chia sẻ.

"Giờ dữ liệu dân cư cập nhật số điện thoại đúng tên người sử dụng, trong khi hợp đồng với nhà mạng lại do chồng tôi đứng tên cho cả nhà, nên chúng tôi tranh thủ đi làm thủ tục chuyển chính chủ thuê bao", chị Lan, trú Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm chia sẻ.

Với những thuê bao chưa chính chủ, thì cả chủ thuê bao trên giấy tờ và người đang sử dụng số điện thoại đó cùng phải đến điểm giao dịch để làm thủ tục.

Với những thuê bao chưa chính chủ, thì cả chủ thuê bao trên giấy tờ và người đang sử dụng số điện thoại đó cùng phải đến điểm giao dịch để làm thủ tục.

Người đứng tên thuê bao trên giấy tờ sẽ kê khai vào 1 tờ có nội dung chuyển nhượng sim đã đăng ký, còn người đang sử dụng kê khai vào 1 bản xác nhận thông tin thuê bao.

Người đứng tên thuê bao trên giấy tờ sẽ kê khai vào 1 tờ có nội dung chuyển nhượng sim đã đăng ký, còn người đang sử dụng kê khai vào 1 bản xác nhận thông tin thuê bao.

Sau đó, nhân viên nhà mạng sẽ chụp ảnh chân dung, chụp lại căn cước công dân của chính chủ thuê bao mới, lưu lại thông tin cá nhân và hệ thống sẽ gửi mã OTP về điện thoại để hoàn tất quá trình sang tên đổi chủ cho thuê bao.

Sau đó, nhân viên nhà mạng sẽ chụp ảnh chân dung, chụp lại căn cước công dân của chính chủ thuê bao mới, lưu lại thông tin cá nhân và hệ thống sẽ gửi mã OTP về điện thoại để hoàn tất quá trình sang tên đổi chủ cho thuê bao.

Trước đó, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và truyền thông) cho biết, từ 31/3/2023, các nhà mạng bắt đầu khóa 1 chiều với những thuê bao có thông tin không trùng khớp với thông tin đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau đó sẽ khóa thông tin 2 chiều với những thuê bao này và sau 2 tháng sẽ chấm dứt hợp đồng nếu thuê bao không đăng ký chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định.

Trước đó, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và truyền thông) cho biết, từ 31/3/2023, các nhà mạng bắt đầu khóa 1 chiều với những thuê bao có thông tin không trùng khớp với thông tin đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau đó sẽ khóa thông tin 2 chiều với những thuê bao này và sau 2 tháng sẽ chấm dứt hợp đồng nếu thuê bao không đăng ký chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định.

"Việc rà soát, chuẩn hóa thông tin thuê bao của người sử dụng dịch vụ viễn thông di động để đảm bảo trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hoạt động cần thiết, phải có sự tham gia, phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi sử dụng SIM điện thoại có thông tin đăng ký không đúng quy định thực hiện các hành vi lừa đảo, quảng cáo sai sự thật, thiếu văn hoá, trái với thuần phong mỹ tục…", lãnh đạo Cục Viễn thông thông tin.

"Việc rà soát, chuẩn hóa thông tin thuê bao của người sử dụng dịch vụ viễn thông di động để đảm bảo trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hoạt động cần thiết, phải có sự tham gia, phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi sử dụng SIM điện thoại có thông tin đăng ký không đúng quy định thực hiện các hành vi lừa đảo, quảng cáo sai sự thật, thiếu văn hoá, trái với thuần phong mỹ tục…", lãnh đạo Cục Viễn thông thông tin.

Đại diện nhà mạng Viettel cho biết còn 1,3 triệu thuê bao chưa trùng khớp thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia. Với VNPT, con số này là 1,1 triệu và MobiFone là 1,4 triệu. Những ngày này, các thuê bao có thông tin chưa trùng khớp sẽ nhận được tin nhắn cảnh báo từ nhà mạng.

Đại diện nhà mạng Viettel cho biết còn 1,3 triệu thuê bao chưa trùng khớp thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia. Với VNPT, con số này là 1,1 triệu và MobiFone là 1,4 triệu. Những ngày này, các thuê bao có thông tin chưa trùng khớp sẽ nhận được tin nhắn cảnh báo từ nhà mạng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.