Hồ sơ tài liệu

Lo sợ phán quyết Biển Đông của PCA, Trung Quốc hô hào phản bác

01/07/2016, 15:07

Trước khi PCA ra phán kiện vụ Philippines kiện trên Biển Đông, các cơ quan chức năng của Trung Quốc liên tiếp phản bác.

Bên cạnh những tuyên bố tuân thủ luật p

Bên cạnh những tuyên bố tuân thủ luật pháp quốc tế, Trung Quốc vẫn xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông

Cùng ngày 30/6, cả Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đều lên tiếng phản bác phán quyết sắp được công bố vào tháng 7 tới. Tại Bộ Quốc phòng Trung Quốc, người phát ngôn Ngô Khiêm đáp trả chỉ trích của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Ashton Carter rằng – “Trung Quốc đang tự xây Vạn lý trường thành” cô lập mình và “Mỹ sẽ xây dựng hệ thông an ninh dựa trên nguyên tắc”.

Theo đó, ông Ngô nói: "Như mọi người đã biết về lịch sử Trung Quốc, Vạn lý trường thành được sử dụng để ngăn chặn kẻ xâm lăng chứ không phải ngăn chặn thương mại tự do hay bạn bè ngoại giao".

Liên quan tới bình luận “cô độc”, Trung Quốc khẳng định "luôn tuân thủ chính sách độc lập về hoà bình và là láng giềng hữu hảo, chân thành, công bằng đối với các nước láng giềng. Bạn bè của chúng tôi ở trên toàn thế giới.

Ông này cho rằng: “Ngày càng nhiều nước bày tỏ ủng hộ lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông. Cộng đồng quốc tế sẽ phán xử đúng sai và công lý ở trong tim mọi người. Một số nước không thể đại diện cho cả cộng đồng thế giới. Bất cứ ai cố tình vu khống Trung Quốc “tự cô lập” và mọi nỗ lực nào nhằm cô độc Trung Quốc đều sẽ kết thúc trong thất bại”.

Thực tế, một số nước trực tiếp ủng hộ lập trường Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đều là những nước ở khu vực Châu Phi – nghèo đói và nhận hỗ trợ kinh tế nhằm vận động hành lang từ phía Trung Quốc như Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu và Lesotho…

Trong bài phát biểu, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: “Về "nguyên tắc" mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đề cập tới, tôi không biết đó là nguyên tắc gì. Liệu nó có phải là những quy tắc quốc tế được cộng đồng thế giới công nhận, có thể được áp dụng khi nó mang đến lợi ích hoặc bị dỡ bỏ khi không có lợi ích hay không"

Ông Ngô chỉ trích “nguyên tắc” đó của Mỹ không có gì ngoài chủ nghĩa bá chủ, đi ngược lại quy tắc quốc tế. Do vậy, Trung Quốc cực lực phản đối.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông là “cách tiếp cận đơn phương, bôi nhọ luật pháp quốc tế. Một lần nữa, Trung Quốc kiên quyết “không chấp nhận bất cứ nghị quyết nào từ bên thứ ba và không chấp nhận bất cứ giải pháp giải quyết tranh chấp nào áp đặt lên Trung Quốc”.

Sau những lời lẽ gay gắt, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi bày tỏ hy vọng, Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ phát triển “mối quan hệ hữu nghị” giữa hai nước.

Về phía mình, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Manila sẽ “tôn trọng đầy đủ” phán quyết của Toà trọng tài và hy vọng các thành viên cộng đồng quốc tế làm tương tự. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Anna Richey-Allen cũng nhắc lại quan điểm Mỹ ủng hộ phiên Toà.

Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông dưới thời Tổng thống Bengino Aquino III nhưng sang thời Tân Tổng thống Philippines, lập trường Philippines về vấn đề Biển Đông không rõ ràng – lúc chỉ trích gay gắt, lúc lại bỏ ngỏ khả năng làm hoà.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.