• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Loay hoay tìm lối đi sau vụ cầu An Thái bị đâm

08/03/2016, 13:27

Hàng vạn người dân huyện Kinh Môn loay hoay tìm lối đi khác khi cầu An Thái nguy cấp.

cam
Nhiều người dân tìm cách đi đường nhánh tránh chốt cấm đường đầu tỉnh lộ 388 hy vọng qua được cầu An Thái nhưng bị chặn lại

Bước sang ngày thứ 3 sau vụ cầu An Thái nằm trên tỉnh lộ 388 bị tàu Thành Luân đâm nát dầm biên, hàng vạn người dân huyện Kinh Môn buộc phải tìm đường tránh gây nên căng thẳng giao thông tại các tuyến đò, phà.

Cầu An Thái nói riêng, tỉnh lộ 388 nói chung có vị trí đặc biệt quan trọng nối huyện Kinh Môn với huyện Kim Thành,Tp. Hải Dương và các huyện khác của tỉnh Hải Dương. Theo báo đánh giá của UBND tỉnh Hải Dương, hàng ngày có khoảng 1 vạn lượt người đi qua cây cầu huyết mạch này. Đối tượng chủ yếu là các công nhân huyện Kinh Môn làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của huyện Kim Thành, Tp. Hải Dương. Bên cạnh đó, huyện Kinh Môn cũng là huyện công nghiệp sôi động nhất của tỉnh Hải Dương nên lượng người, xe cộ từ khắp nơi về làm việc ở đây rất lớn, tất cả đều đi qua cầu An Thái.

Sáng 8/3, trao đổi với Báo Giao thông, bà Nguyễn Thị Liễu, Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn lo lắng: "Ba ngày nay tôi cùng các đồng chí lãnh đạo huyện dành thời gian chính để liên hệ, làm việc với các cơ quan liên quan tìm cách tháo gỡ vướng mắc khi cầu An Thái bị tàu đâm. Từ khi cây cầu này bị cấm lưu thông, huyện Kinh Môn như một “ốc đảo”. Chúng tôi đã chỉ đạo 2 bến phà nằm gần tỉnh lộ 388 hoạt động hết công suất nhưng cũng không xuể, tình trạng quá tải tại các bến phà này rất nghiêm trọng. Địa phương mong muốn các cấp ngành khẩn trương khắc phục để tạm thời có thể cho các phương tiện xe máy, ô tô nhỏ lưu thông”.

dò Mây
Giao thông tại bến đò Mây (bắc qua sông Kinh Thầy) căng thẳng khi cầu An Thái bị hư hỏng

Dù đã 3 ngày sau khi xảy ra sự kiện tàu Thành Luân đâm hỏng cầu An Thái khiến Sở GTVT Hải Dương quyết định cấm cầu, nhưng ghi nhận tại ngã ba nối QL5 với tỉnh lộ 388 nhiều người dân vẫn tới đây hy vọng cầu thông. Chị Nguyễn Thị Hải, nhà ở xã An Sinh (Kinh Môn), làm việc tại thị trấn Phú Thái (Kim Thành) cho biết:" Trước đây tôi đi từ nhà đến nơi làm chỉ mất 20 phút, hôm qua (7/3) cấm cầu nên tôi phải đi vòng lên bến phà Mây cách cầu khoảng 3 km, chờ đợi hơn 2 tiếng mới qua phà được. Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng sớm hoàn thành việc sửa chữa để bà con đi qua”. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.