Kinh tế

Lời xin lỗi của ông chủ Tân Hiệp Phát dưới góc nhìn văn hóa

26/12/2016, 11:40

Ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh vừa xin lỗi người tiêu dùng, bày tỏ day dứt trước thềm năm mới.

12

Lời xin lỗi của Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát, ông Trần Quý Thanh, dưới góc nhìn nhà văn hóa

Trong clip xin lỗi vừa xuất hiện ngày 22/12, ông chủ Tân Hiệp Phát nhấn mạnh, thời gian qua, có những chuyện buồn đã làm tổn thương tình cảm giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Điều đó khiến ông cảm thấy day dứt và mong muốn tìm dịp để có thể gửi lời xin lỗi chân thành của mình tới người tiêu dùng.

Lời xin lỗi của ông chủ Tân Hiệp Phát được đông đảo bạn đọc, cư dân mạng đánh giá là tự tâm, chân thành và gây bất ngờ, vì sự cố truyền thông của tập đoàn này đã trôi qua cách đây 2 năm.

Giáo sư Trần Ngọc Thêm, nhà nghiên cứu văn hóa, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, đánh giá: “Tôi không có điều kiện hiểu hết câu chuyện trước đây cũng như bây giờ của Tân Hiệp Phát, nhưng tôi đánh giá đây là quá trình nhận thức tích cực của doanh nghiệp và là điều đáng khen”.

11

GS. TS Khoa học Trần Ngọc Thêm, nhà nghiên cứu văn hóa, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương

Nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng này cho rằng, công chúng nên mở lòng đón nhận và khuyến khích doanh nghiệp nhận thức thiếu sót của mình, như thế là họ cũng cảm thấy lương tâm thực sự cắn rứt về những chuyện đã qua. Doanh nghiệp xin lỗi vì mục đích gì cũng là điều tốt. Vậy nên, công chúng cần có cái nhìn thiện cảm hơn, không nên mất niềm tin ở doanh nghiệp. Từ cái nhìn thiện cảm đó, doanh nghiệp sẽ có động lực lao động tốt hơn phục vụ người tiêu dùng. 

“Sai thì đương nhiên phải xin lỗi, nhưng doanh nghiệp Việt trước nay vốn hiếm khi làm được điều này. Vậy nên ai bây giờ làm được việc này thì rất đáng hoan nghênh, đáng khuyến khích và hy vọng việc này sẽ trở thành một nét văn hóa ứng xử lâu dài”, ông nhận định.

Ông chủ Tân Hiệp Phát day dứt trước thềm năm mới 

Phân tích nguyên do người Việt ngại nói lời xin lỗi, giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng, văn hóa phương Tây là văn hóa dương tính, nên có thế nào nói thế ấy. Người ta đúng thì khẳng định mình đúng, sai thì nhận sai và xin lỗi. “Còn văn hóa Việt Nam là văn hóa cộng đồng, có thể mình đúng nhưng lại không nhận đúng, khiêm tốn. Còn mình sai cũng không nhận sai, mà cứ thanh minh thanh nga”, ông cho biết.

Điều đó khiến cho người Việt thật sự “ngại nói lời xin lỗi”.

Với phương Tây, xin lỗi là việc dễ dàng. Người ta nói lời xin lỗi ngay cả khi trong lòng không nghĩ đến chuyện xin lỗi. Trong khi đó lời xin lỗi ở Việt Nam lại rất linh hoạt. Người ta xin lỗi ai đó vì làm phiền. Họ có rất nhiều cách để diễn đạt lời xin lỗi mà không nhất thiết phải nói ra. Nên không ít người lầm tưởng là người Việt không biết cách xin lỗi.

Trào lưu “công khai nói lời xin lỗi” vừa khởi xướng được xem là một nét mới trong văn hóa xin lỗi của người Việt - đúng như lời kêu gọi “tết mở lời, khởi đầu mới”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.