Hồ sơ tài liệu

Mao Trạch Đông được lợi thế nào trong khủng hoảng tên lửa ở Cuba

30/04/2016, 09:08

Tờ Diplomat nói về cách mà người Trung Quốc đã làm để đánh bóng tên tuổi trong vụ khủng hoảng tên lửa Cuba.

1.

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trả lời phỏng vấn báo chí sau khi đạt thỏa thuận với Nikita Khrushchev

Kiếm ăn nhờ Chiến tranh lạnh

"Vai trò của Trung Quốc ở Cuba trong Chiến tranh lạnh được trả bằng chính "lợi ích nội địa" mà Mao Trạch Đông được hưởng thời bấy giờ", tờ Diplomat mở đầu. 

Theo Diplomat, nhìn qua thì hai sự kiện trên không liên quan đến nhau, nhưng cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba lại xảy ra trùng hợp ngẫu nhiên với thời điểm kết thúc mối quan hệ hữu hảo kéo dài trong thời gian đầu khi diễn ra Chiến tranh lạnh, giữa Liên Xô và Trung Quốc nên buộc dư luận phải tò mò tìm hiểu, nhất là bối cảnh gần đây Trung Quốc luôn xưng hùng nước lớn, mạnh hơn cả Nga nên có quyền can thiệp vào mọi chuyện. 

Từ giữa những năm 50 đến đầu thập niên 60 ở thế kỷ trước, đứng về mặt ý thức hệ, Liên Xô và Trung Quốc đã xảy những bất đồng, khiến Liên Xô cắt đứt viện trợ kỹ thuật, quân sự, kinh tế cho Trung Quốc. Mâu thuẫn giữa hai nước lớn trong phe XHCN này đã dẫn tác động không nhỏ đến phong trào cộng sản quốc tế. 

4

Nikita Khrushchev và John F. Kennedy gặp riêng tại Viên, Áo.

Dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã áp dụng chính sách ngoại giao nói xấu Liên Xô trên trường quốc tế, rằng Moscow không phù hợp với vai trò "đầu tầu" trong khối XHCN. Mặc cho những lời dèm pha, những người Nga, với cương vị "anh cả" phe XHCN vẫn yên tâm công tác theo kiểu "chó cứ sủa, đoàn người cứ đi", họ tin vào khả năng của mình.

 Và kinh nghiệm hơn, người Nga cho rằng không nhất thiết phải mạo hiểm để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại tư bản phương Tây. Đồng thời, người Nga cũng nâng cao cảnh giác ở châu Âu và các nước đang phát triển khác trên thế giới khi chưa hiểu hết vấn đề nên đứng về phía Trung Quốc nói xấu Liên Xô. Đặc biệt, Liên Xô rất ít quan tâm khuấy động phong trào cách mạng ở những nước thuộc địa châu Âu và các nước thuộc thế giới thứ ba, trong khi đó Trung Quốc lại đi luôn tỏ ra sốt sắng.

2

 Chủ tịch Fidel Castro và Tổng bí thư, Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev, 1961

Bài võ miệng của Mao phát huy tác dụng

Theo nghiên cứu mới nằm trong kho lưu trữ của Trung Quốc do Enrico Fardella tiến hành đã "xé toạc sự thật" cho dư luận biết thêm nhiều điều thâm cung bí sử, khẳng định sự rạn nứt trong giới lãnh đạo Trung Quốc đã thúc đẩy những người theo chủ nghĩa Maoist phê phán Liên Xô. Sự việc bắt đầu từ khi cuộc cách mạng Đại Nhảy Vọt bất thành, rơi đúng vào thời điểm Liên Xô rút chuyên gia kinh tế, công nghệ về nước, điều này càng làm tăng thêm xung đột giữa Mao với các nhà lãnh đạo có đầu óc thực dụng như Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Mao đã tìm cách gán phe thực dụng ở Trung Quốc vào hùa với chủ nghĩa xét lại Nikita Khrushchev ở Liên Xô, đặc biệt trên lĩnh vực ngoại giao. Các phe phái thực dụng ở Bắc Kinh đã tìm cách tránh đối mặt với cả Washington lẫn Moscow, đặc biệt là trong giai đoạn Trung Quốc đang suy yếu.

Cũng trong giai đoạn này phong trào cách mạng Cuba bắt đầu phát triển sôi động, Cuba xuất hiện với tư cách như một đấu trường mới cho cuộc xung đột giữa Moscow và Bắc Kinh. Là một quốc gia đang phát triển lại nằm ngay cạnh Mỹ, cuộc cách mạng của anh em nhà Fidel Castro đã phù hợp "lý tưởng" với những toan tính của Mao trong bối cảnh xung đột giữa khối xã hội và tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, Trung Quốc lại thiếu cả quân sự lẫn kinh tế để hỗ trợ cách mạng Cuba, chỉ có duy nhất Liên Xô là nước có đầy đủ tiềm lực để bảo vệ chế độ cho anh em nhà Castro, vì vậy Mao Trạch Đông đã dùng bài võ miệng, vừa rẻ tiền lại hiệu quả.

3

Mao Trạch Đông và Nikita Khrushchev, 1958

Phải nói thêm rằng, bằng cách này hay cách khác cả Moscow lẫn Bắc Kinh đều hỗ trợ Cuba. Thực tế, Liên Xô đã cam kết cung cấp tên lửa để Cuba đối phó với nguy cơ từ Mỹ chứ không phải lý do để Havana nghiêng về phía Trung Quốc. Khi khủng hoảng tên lửa Cuba diễn ra, Trung Quốc bắt đầu tung con bài phê phán Liên Xô với đủ luận điệu. Rằng Liên Xô là yếu kém và phản trắc...

Cuối cùng, những gì xảy ra như mọi người đã biết, việc Moscow rút tên lửa khỏi Cuba có vẻ như là một phần thỏa thuận giữa Mỹ và Liên Xô, điều này cho thấy quan điểm của tư tưởng Maoist là hoàn hảo, rằng Liên Xô thỏa hiệp lợi ích trong những cuộc cách mạng ở các nước đang phát triển để tránh xung đột với Mỹ. Thực tế, bài võ miệng này của Trung Quốc đã phát huy tác dụng, đủ để đẩy Mỹ và Liên Xô phải thỏa hiệp với nhau nhằm tránh cận kề bờ vực chiến tranh.

Chiến thắng chóng vánh của vũ khí Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Trung - Ấn nhờ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, đã tạo hậu thuẫn cho chính sách ngoại giao, đồng thời củng cố vị trí của Mao trên chính trường. Chưa hết, trong suốt cả giai đoạn quyền bính, Mao Trạch Đông đã tận dụng tối đa chiến thắng này để khôi phục ưu thế của mình trong Đảng. 

Về khủng hoảng tên lửa Cuba

Theo Wikipedia, khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban Missile Crisis)  hay còn được gọi bằng cái tên khác là  Khủng hoảng tháng 10 là cuộc đối đầu giữa Liên Xô, Cuba với Mỹ diễn ra vào tháng 10/1962 trong bối cảnh Chiến tranh lạnh. Tháng 9/1962, Cuba và Liên Xô bắt đầu bí mật xây dựng các căn cứ trên đất Cuba để khai triển một số tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung có khả năng đánh trúng các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Trước đó, Mỹ đã triển khai tên lửa Thor IRBM tại nhiều nơi như Ý, Thổ Nhĩ Kỳ... có khả năng đánh thẳng Moscow bằng đạn hạt nhân. Ngày 14/10/1962, phi cơ do thám U-2 của Mỹ chụp được những bằng chứng không thấy các căn cứ tên lửa của Liên Xô đang được xây dựng tại Cuba. 

Cuộc khủng hoảng này được xem là một trong các vụ đối đầu chính trong Chiến tranh lạnh và đưa các cường quốc "sát nút" cuộc xung đột hạt nhân. Mỹ đã xem xét đến việc tấn công Cuba bằng không quân, hải quân nhằm "cách ly" Cuba bằng quân sự. Fidel Castro khuyến khích Khrushchev mở một cuộc tấn công hạt nhân đánh trước phủ đầu Mỹ. 

Ngoài mặt, cả Liên Xô lẫn Mỹ đều tỏ ra không nhân nhượng trước những đòi hỏi công khai của nhau, nhưng hai bên vẫn có các cuộc tiếp xúc bí mật để giải quyết những bất đồng. Cuộc khủng hoảng kết thúc vào ngày 28/10/1962 khi Tổng thống John F. Kennedy và Tổng thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đạt thỏa thuận với lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, theo đó, Liên Xô tháo bỏ các vũ khí tấn công và đưa chúng trở về nước dưới sự giám sát kiểm tra của Liên Hiệp quốc để đổi lại, Mỹ đồng ý sẽ không bao giờ xâm chiếm Cuba và thỏa thuận ngầm rút các tên lửa Jupiter hạt nhân của Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới.

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã khai sinh ra Thỏa thuận đường dây nóngđường dây nóng giữa Moscow với Washington, đường dây thông tin liên lạc trực tiếp giữa Moscow và  Washington ngay sau đó.

img

Nghiên cứu dự án đường sắt xuyên Á nối với Trung Quốc

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.