Quân sự

Mất bao lâu để Nga phản ứng với một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng?

10/10/2019, 10:48

Một tư lệnh chỉ huy quân sự Nga tiết lộ về thời gian để Moscow có thể phản ứng và đối phó với một cuộc tấn công hạt nhân.

img
Tàu ngầm Nga phóng tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Một chỉ huy Lực lượng Không gian vũ trụ Nga đã tiết lộ rằng các mục tiêu chính của quân đội Nga trong thời gian tới liên quan đến việc nâng cấp các hệ thống cảnh báo và mở rộng các trung tâm đo lường phóng xạ và do đó sẽ mất ít thời gian hơn để ngăn chặn, đối phó với một cuộc tấn công hạt nhân tiềm năng từ nước ngoài.

Sẽ tùy vào tình hình

Trong trường hợp có tín hiệu cảnh báo về một cuộc tấn công tên lửa hạt nhân nhằm vào lãnh thổ Nga, chính quyền nước này sẽ có vài chục phút để họ đưa ra quyết định về một biện pháp đối ứng, ông Anatoly Nestechuk, Tư lệnh Quân đoàn 15, thuộc Lực lượng Không gian vũ trụ Nga, nói với đài phát thanh "Tiếng vọng Moscow".

img
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol M.

Thời gian bay của tên lửa tấn công Nga có thể khác nhau tùy thuộc vào hướng, nơi nó bay đến và cách chúng được bắn đi. Chỉ số này đòi hỏi có ý chí, sự nghiêm túc và sức mạnh thực sự để nhanh chóng đưa ra quyết định đáp trả, ông Nestechuk nói đồng thời nhấn mạnh thêm rằng, nói chung, thời gian cần để đưa ra phản ứng cuối cùng là đầy đủ.

"Không phải vài phút, không phải 10 phút hay hơn chục phút cụ thể. Có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy tình hình" - ông Nestechuk giải thích. Vị chỉ huy cũng tuyên bố rằng Lực lượng Không gian vũ trụ đang đề xuất các chương trình bao gồm việc xây dựng các trạm định vị phóng xạ cho hệ thống cảnh báo tấn công hạt nhân như là một phần của chương trình vũ khí cấp nhà nước mới áp dụng cho giai đoạn sau năm 2025.

img
Hầm phóng tên lửa đạn đạo cố định của quân đội Nga.

Đây là điều rất quan trọng đối với chúng tôi để nhận dữ liệu về các đối thủ từ các hướng tấn công tiềm tàng khác nhau. Theo kế hoạch, vào năm 2021 sẽ xây dựng xong một trạm định vị phóng xạ mới ở Vorkuta ở miền Bắc nước Nga. Đến năm 2022, một trạm tương tự như vậy sẽ được xây dựng ở Olvianorsk ở Vùng Murmansk và vào năm 2024 sẽ là công trình tại Sevastopol, trên Bán đảo Crimea.

Vũ khí hạt nhân là công cụ răn đe, phòng thủ

Chính quyền Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng họ coi vũ khí hạt nhân là một biện pháp phòng thủ. Theo đó, Moscow có thể chỉ phát động đòn tấn công như một động thái đối ứng.

Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, một quyết định như vậy có thể thực hiện được nếu nếu các hệ thống cảnh báo tấn công hạt nhân không chỉ phát hiện được vụ phóng tên lửa mà còn theo dõi chính xác quỹ đạo và thời gian khi đầu đạn tới lãnh thổ Nga.

img
Oanh tạc cơ Tu-160 có thể mang bom và tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân.

Cách đây vài ngày, Tổng thống Nga lưu ý rằng bối cảnh an ninh quốc tế đang trở nên tồi tệ hơn sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), đồng thời bổ sung rằng Nga sẽ phải đáp trả bằng biện pháp cụ thể nếu Mỹ triển khai tên lửa tại châu Á.

Ông Putin cho rằng đó không phải là do Nga và vi phạm Hiệp ước INF mà Hoa Kỳ đã từ bỏ thỏa thuận. Có lập luận cho rằng rằng nếu Mỹ đang lên kế hoạch bố trí tên lửa ở châu Á, thì châu Á là nguyên nhân sâu xa của việc rút Hoa Kỳ ra khỏi INF.

img
Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm gần có khả năng bắn đầu đạn nguyên tử Iskander M.

Thỏa thuận INF, được ký kết giữa Mỹ và Liên Xô năm 1987, đã bị chấm dứt vào ngày 2/8 theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, sau khi nước này chính thức đình chỉ nghĩa vụ INF 6 tháng trước đó.

Cả hai bên đã nhiều lần cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận, trong đó cấm bất kỳ tên lửa đạn đạo và hành trình phóng từ mặt đất với phạm vi tấn công trong vòng bán kính từ 500 đến 5.500 km.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.