Thời sự

Mất đến 37 năm xây dựng đường sắt xuyên Việt

10/11/2014, 12:12

Tuyến đường sắt xuyên Việt bắt đầu từ ga Hà Nội ở địa điểm xưa là chợ Hàng Cỏ, phố Hàng Lọng vào tới ga Sài Gòn (gần chợ Bến Thành), có chiều dài 1.738 km.

img

Sở dĩ công trình kéo dài như vậy là do nhiều nguyên nhân như: Sự tính toán rụt rè, bủn xỉn của thực dân Pháp, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918); cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1930-1935); những cuộc đấu tranh, lãn công của nhân dân Việt Nam do các phong trào yêu nước lãnh đạo, nhất là những cuộc đấu tranh do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo từ những năm 1930 trở đi.

Mặc dù xây dựng trong thời Pháp thuộc, nhưng đường sắt Việt Nam được xây dựng bằng chính tiền của, công sức và sinh mạng của người dân Việt Nam thuộc địa đương thời. Tính đến ngày 1/1/1914, dân số Việt Nam 16 triệu người chịu các khoản đóng góp, chịu vay lãi bình quân mỗi người 58, 43 franc tức 23,30 đồng bạc Đông Dương.

Tuyến đường sắt có khổ rộng 1 m trên nền đường rộng 4,40 m, phủ một lớp cát và đá dày 0,5 m. Những đường ray bằng thép có đế kiểu vi-nhông trọng lượng 20 kg/m, 25 kg/m, 27 kg/m và 30 kg/m. Việc xây dựng đã được tiến hành với sự khảo sát, thiết kế chưa được kỹ lưỡng, việc đầu tư vào công trình mới ở mức độ sử dụng được.

Bán kính đường cong quá nhỏ (có chỗ dưới 100 m), dộ dốc có chỗ tới 18% (tuyến Hà Nội - Nam Quang dốc 25% ở giữa Lạng Giai - Bản Thi). Đầu máy là loại chạy hơi nước đã lạc hậu... Dó đó, sau này khi khôi phục lại đường sắt, Nhà nước Việt Nam độc lập, thống nhất đã phải tốn rất nhiều công sức, tiền của, trí tuệ để cải tạo.

Ngọc Lê

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.