Đời sống

Không có ngày nghỉ, chỉ mong hôm nào cũng đông khách là... vui rồi

01/05/2021, 19:32

Ngày Quốc tế Lao động 1/5, “nghề tự do như chúng tôi làm gì có ngày nghỉ. Chỉ mong hôm nào cũng đông khách là... vui rồi", ông Tân xe ôm nói.

img

Trên các tuyến đường của Hà Nội, dễ dàng bắt gặp bóng dáng của người lao động mưu sinh. Họ chủ yếu làm những công việc như: bán hàng rong, nhặt ve chai, xe ôm...

img

Như mọi ngày, bà Nguyễn Thị Hường (63 tuổi, quê Nam Định) lại đẩy chiếc xe hàng của mình rong ruổi qua từng con phố. Dịp lễ, nhiều người đi du lịch, về quê nên việc buôn bán của bà cũng ế ẩm hơn.

img

Bà Hường chia sẻ, ngày nghỉ lễ vẫn cố gắng làm việc, kiếm thêm thu nhập vì chồng đang phải điều trị ở bệnh viện Bạch Mai. Kinh tế của con cái cũng khó khăn nên chỉ đỡ đần được một phần.

img

“Ngày lễ lớn ai chẳng muốn được nghỉ, được về quê. Nhưng giờ không làm thì lấy đâu tiền mua thuốc cho chồng”, bà Hường bày tỏ.

img

Hơn 20 năm lên Hà Nội, cũng là từng ấy thời gian chị Nguyễn Thị Phương (quê ở Nam Định) gắn bó với nghề ve chai.

img

Bên chiếc xe đạp cũ cùng những thùng cát tông được xếp cao quá đầu, người phụ với dáng nhỏ nhắn này vẫn miệt mài mưu sinh mỗi ngày.

img

“Mỗi tháng làm cật lực cũng chỉ được 5 triệu đồng, không đủ nuôi con ăn học. Vì thế, tôi phải tranh thủ ngày nào hay ngày ấy để dành dụm thêm chút tiền trang trải cuộc sống”, chị Phương tâm sự.

img

Ngồi chờ khách trên vỉa hè phố Hai Bà Trưng, ông Đặng Văn Tân (quê Nam Định) làm nghề xe ôm đã hơn 30 năm. Mấy hôm nay, Việt Nam liên tục ghi nhận thêm các ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, nên ông đã quyết định không về quê mà ở lại thành phố chạy xe.

img

“Nghề tự do như chúng tôi thì làm gì có ngày nghỉ. Chỉ mong hôm nào cũng đông khách là... vui rồi", ông Tân nói.

img

Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến công việc của chị Nguyễn Thị An (Cầu Giấy, Hà Nội). Không có thu nhập, chị đành phải chuyển sang bán cốm.

img

"Với tôi, ngày lễ là dịp để kiếm thêm thu nhập. Dù có chút chạnh lòng nhưng bù lại sẽ có tiền để lo cho các con đang tuổi ăn tuổi học”, chị An chia sẻ.img

Ở một góc phố Thụy Khuê, "tiệm" bơm vá của ông Phan Xuân Hùng (Ba Đình, Hà Nội) vẫn cặm cụi đón khách.

img

Gọi là "tiệm" nhưng tại đây chỉ có một chiếc bơm tay, một chiếc bơm đạp chân cùng vài ba món đồ nghề để mọi người nhận diện.

img

"Trước đây, nghề này kiếm được lắm. Nhưng giờ tôi cũng có tuổi, hơn nữa đồ nghề cũng không đọ được với các quán sửa xe quy mô lớn nên thu nhập cũng chẳng là bao", ông Hùng cho hay.

img

Chiếc bánh mỳ lót dạ trong lúc nghỉ chân của người phụ nữ bán hàng rong sau một hành trình dài...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.