Hồ sơ tài liệu

Mỹ điều tra Nga can thiệp bí mật, chia rẽ EU

17/01/2016, 14:02

Tình báo Mỹ đang điều tra về việc điện Nga xâm nhập vào các đảng phái chính trị ở Liên minh châu Âu (EU).

Russia_BJVQ
Mỹ đang điều tra Điện Kremlin can thiệp thế nào vào EU (Ảnh minh hoạ)

Ngày 16/1, Telegraph đưa tin, tình báo Mỹ hiện đang tiến hành cuộc điều tra lớn về việc điện Nga xâm nhập vào các đảng phái chính trịLiên minh châu Âu (EU).

Cụ thể, James Klepper - Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ đã nhận được chỉ thị từ phía Quốc hội Mỹ để tiến hành rà soát, điều tra nguồn tài trợ bí mật được cho là của Nga vào các đảng phái ở EU trong suốt thập kỷ qua.

Washington muốn xác định xem Nga có chuyển tài chính cho các đảng phái để làm tăng sự chia rẽ ở EU, hưởng lợi từ việc này bằng cách góp phần làm suy yếu NATO và chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ. Đồng thời, mọi hoạt động sẽ dần dẫn đến việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sau khi nước này sát nhập Crimea.

Động thái này của Mỹ đưa ra sau khi các quan chức cấp cao của Anh nói với báo chí về nỗi sợ hãi ngày càng tăng về "chiến tranh lạnh mới" đang diễn ra ở châu Âu với sự can thiệp của Nga trong phạm vi rộng và sâu. Theo đó, Nga được cho là đã tạo ảnh hưởng đến Pháp, Hà Lan, Hungary, Áo và Cộng hòa Czech.

Các quan chức cấp cao đều từ chối nói tên các đảng phái có thể hợp tác với Nga nhưng theo một số nhận định cho rằng có thể đó là các đảng cực hữu như đảng theo chủ nghĩa dân tộc Yobik ở Hungary, Đảng Liên minh phương Bắc ở Ý, Đảng Mặt trận Dân tộc ở Pháp…

Trước đó, đã có rất nhiều nhận định cho rằng nội bộ EU đang mâu thuẫn sâu sắc về chính sách đối với Nga. Nhiều nước thành viên EU đang muốn dừng chính sách trừng phạt Nga bởi nó đang gây tổn thất nặng nề cho họ.

Cả EU đang áp dụng hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào những ngành then chốt của Nga gồm ngân hàng, năng lượng, quốc phòng... từ hồi tháng 4/2014. Các biện pháp trừng phạt được áp đặt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi đầu năm 2014 và do cáo buộc Moscow can dự vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở nước láng giềng Ukraine. Đến tháng 7/2015 EU tiếp tục gia hạn thời gian thực thi các biện pháp trừng phạt Nga bất chấp việc nhiều nước thành viên bày tỏ phản đối trừng phạt.

Igor Sutyagin - Nhà nghiên cứu cấp cao chuyên về các vấn đề Nga tại Viện thống nhất hoàng gia (RUSI) ở London – Anh nhận định bộ máy tuyên truyền của Nga hiện hoạt động rất tích cực, triển khai “chiến tranh lai” với các đối thủ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.