Hồ sơ tài liệu

Mỹ không giúp, Nhật Bản khó lòng đánh bại Triều Tiên

05/10/2016, 22:19
image

Nhật Bản khó lòng chống đỡ lại các đợt tấn công từ Triều Tiên nếu không có sự trợ giúp từ Mỹ.

699585291-nk2_6

Với năng lực quân sự hiện tại, Nhật Bản khó lòng chống đỡ được các cuộc tấn công của Triều Tiên nếu không nhờ sự trợ giúp của Mỹ.

Reuters ngày 3/10 đưa tin, Nhật Bản đang rất cần tới sự hỗ trợ của Mỹ để phòng thủ trước các mối đe dọa từ Triều Tiên khi nước này không chắc chắn có thể chống đỡ lại các cuộc tấn công từ Bình Nhưỡng.

Triều Tiên và Nhật Bản đã bước vào một cuộc chạy đua vũ trang từ năm 1998, khi Bình Nhưỡng quyết định bắn một tên lửa vào Nhật Bản.

Thời gian gần đây, việc Triều Tiên vẫn liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa khiến Nhật Bản lo ngại không thể kiềm chế sức mạnh của Bình Nhưỡng. Đồng thời, nước này cũng phải chú ý hơn đến khả năng nhờ Mỹ hỗ trợ để đề phòng xung đột có thể xảy ra.

"Họ tiến bộ nhanh hơn dự kiến. Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện tại của chúng tôi chỉ có giới hạn”, một chỉ huy quân sự cấp cao của Nhật Bản cho biết.

Ban đầu, Nhật Bản cũng đã có sự chuẩn bị đối phó với Triều Tiên khi có kế hoạch nâng cấp Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) dự kiến bắt đầu sớm nhất vào tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, việc triển khai các hệ thống mới nhằm tiêu diệt đầu đạn phải mất nhiều năm mới hoàn thành.

>>>>>>Xem thêm video:

Thêm vào đó, kế hoạch này đã bị hạn chế bởi các kế hoạch sản xuất và ngân sách chặt chẽ của Nhật Bản. Chính vì vậy, nước này có thể sẽ phải dựa dẫm nhiều hơn vào đồng minh Mỹ để phòng vệ trước các cuộc tấn công của Triều Tiên.

"Lựa chọn duy nhất của chúng tôi bây giờ là dựa vào Mỹ để ngăn chặn các cuộc tấn công”, một nguồn tin khác của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (SDF) tiết lộ.

Hiện tại, Nhật Bản đang phải phòng thủ bằng một lực lượng mỏng và hệ thống vũ khí, phương tiện khá hạn chế. Nước này hiện có 4 tàu khu trục Aegis, mỗi tàu trang bị 8 tên lửa SM-3 nhưng 2 trong số 4 tàu đang được bảo trì, nên chỉ có 2 tàu sẵn sàng trông chừng các tên lửa của Triều Tiên.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.