Thời sự Quốc tế

Mỹ quyết điều tra nguồn gốc Covid-19, trong vòng 180 ngày sẽ có báo cáo

10/06/2021, 14:00

Thượng viện Mỹ kêu gọi điều tra nghi ngờ có vụ rò rỉ ở phòng thí nghiệm Vũ Hán. Trong vòng 180 ngày phải có báo cáo trả lời nhiều câu hỏi.

img

Viện Nghiên cứu virus học Vũ Hán - ảnh tư liệu.

Dự luật liên quan đến Trung Quốc mới được thông qua của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu báo cáo về cáo buộc “virus Corona chủng mới (Covid-19) bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán”, nơi chính Mỹ đã từng tài trợ cho các nghiên cứu chức năng (GoF/ Gain of Function).

Hôm thứ Ba vừa qua, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới năm 2021 với đa số phiếu ở tỷ lệ 68 (đồng thuận) đến 32 (không đồng thuận).

Đạo luật mới chủ yếu được thiết kế để tăng cường sức mạnh cho Hoa Kỳ về khả năng cạnh tranh với Trung Quốc về công nghệ và nghiên cứu, nó cũng bao gồm một phần kêu gọi nhu cầu cần thiết phải báo cáo về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Trong một phần có tiêu đề "Báo cáo về nguồn gốc của đại dịch COVID-19", các tác giả của dự luật đã đồng ý với 13 chính phủ khác rằng, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do Trung Quốc lựa chọn kỹ càng để nghiên cứu nguồn gốc của đại dịch "đã bị trì hoãn đáng kể và thiếu quyền truy cập vào dữ liệu và mẫu hoàn chỉnh, nguyên bản".

Các Thượng nghị sỹ Mỹ và nhóm 13 chính phủ chỉ ra rằng, sau kết luận của nhóm chuyên gia WHO đưa ra vào tháng 3 vừa qua trong đó nói rằng một tai nạn trong phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra", Tổng giám đốc WHO Dr. Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tiết lộ rằng các nhà khoa học (của WHO) đã gặp phải "khó khăn" trong việc thu thập dữ liệu thô thiết yếu và nhấn mạnh rằng "tất cả các giả thuyết vẫn còn trên bàn.".

Dự luật nhấn mạnh rằng các chuyên gia độc lập phải có quyền truy cập không bị kiểm soát vào "tất cả dữ liệu thích hợp về con người, động vật và môi trường, các mẫu vi rút sống, nghiên cứu và nhân sự liên quan đến giai đoạn đầu của đợt bùng phát" để tìm hiểu sâu về cách đại dịch bắt đầu.

Sau đó, các thượng nghị sĩ yêu cầu rằng, trong vòng 180 ngày sau khi ban hành đạo luật, Giám đốc tình báo quốc gia phải phối hợp với Ngoại trưởng, Bộ trưởng y tế và dịch vụ con người và Bộ trưởng năng lượng để trình bày báo cáo trước Quốc hội về mọi thứ từ nguồn gốc có thể có của đại dịch Covid-19 tới bất kỳ sự liên quan nào của việc Mỹ từng tài trợ hoạt động nghiên cứu virus Corona ở Trung Quốc.

Trong gạch đầu dòng đầu tiên về cuộc điều tra về nguồn gốc, các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ yêu cầu báo cáo cung cấp phân tích chi tiết về thông tin của Hoa Kỳ trong đó nhấn mạnh có khả năng virus Corona chủng mới bắt đầu từ lây truyền từ động vật sang người, Viện virus học Vũ Hán (WIV), hoặc bất kỳ nguồn nào khác.

Báo cáo (bao gồm các lý thuyết đáng tin cậy hàng đầu, các bước được thực hiện để xác định nguồn bệnh, mô tả về dữ liệu có liên quan Hoa Kỳ) đã yêu cầu Bắc Kinh cần có nghĩa vụ phải báo cáo về những đợt bùng phát và nỗ lực của Trung Quốc để cản trở một cuộc điều tra, "bao gồm cả nghi vấn rò rỉ Covid-19 từ phòng thí nghiệm”.

Mục thứ sáu được yêu cầu trong báo cáo là trách nghiệm cung cấp thông tin tình báo liên quan đến việc Hoa Kỳ đã tham gia vào Viện virus học Vũ Hán (cung cấp quỹ), nơi triển khai nghiên cứu về virus Corona, đặc biệt là các chương trình GoF như đã đề cập, và bất kỳ bệnh nào được báo cáo giữa các nhân viên phòng thí nghiệm Vũ Hán có triệu chứng giống Covid-19.

Mục cuối cùng yêu cầu phân tích chi tiết về việc Mỹ đã tham gia vào hoạt động nghiên cứu virus Corona tại WIV, bao gồm nghiên cứu và tài trợ của chính phủ Mỹ cũng như ngoại giao không chính thức và kênh ngược.

Luật cũng yêu cầu xem xét liệu có bất kỳ tài trợ nào của Mỹ cho nghiên cứu dạng GoF ở Trung Quốc trong thời gian bị tạm hoãn từ năm 2014 đến năm 2017 và sau khi được bãi bỏ vào năm 2017 hay không.

img

Tiến sỹ Anthony Fauci.

Phần báo cáo về bất cứ sự tài trợ của Hoa Kỳ cho hoạt động GoF ở Trung Quốc trong và sau thời gian tạm hoãn sẽ được cung cấp dưới dạng chưa được phân loại nhưng có thể bao gồm một phụ lục đã phân loại. Báo cáo này sẽ được chuyển đến bốn ủy ban tại Thượng viện và ba ủy ban trong Hạ viện.

Thuật ngữ GoF đề cập đến hoạt động làm tăng khả năng lây truyền của virus theo cách nhân tạo, nhưng cộng đồng khoa học vẫn còn tranh cãi về những gì cấu thành nên GoF và liệu rủi ro có lớn hơn lợi ích dự kiến ​​hay không.

Khi đối mặt với nguồn tài trợ tiềm năng cho nghiên cứu GoF tại WIV của Thượng nghị sĩ Rand Paul (R-KY) vào tháng 3, nguyên Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), một trong các thành viên chính của đội phản ứng Covid-19 của Nhà Trắng – Tiến sỹ Anthony Fauci nói rằng tổ chức của ông "chưa bao giờ và bây giờ không tài trợ cho hoạt động nghiên cứu chức năng ở Viện virus học Vũ Hán."

Khi chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Obama ban hành lệnh cấm tài trợ cho nghiên cứu của GoF, nhà chức trách Mỹ khi ấy đã định nghĩa rằng điều này “có thể được dự đoán một cách hợp lý để tạo ra các thuộc tính cho virus cúm, MERS hoặc SARS để các virus này sẽ tăng cường khả năng gây bệnh hoặc khả năng lây truyền ở động vật có vú thông qua đường hô hấp”.

Tuy nhiên, vào tháng 12 năm 2017, lệnh cấm đã được bãi bỏ một với việc bật đèn xanh cho việc nghiên cứu các mầm bệnh đại dịch tiềm ẩn tăng cường (PPP) hoặc các tác nhân gây bệnh "do tăng cường khả năng lây truyền hoặc độc lực của mầm bệnh."

Tiến sỹ Roger Ebright, giáo sư hóa học và sinh học hóa học tại Đại học Rutgers và chuyên gia an toàn sinh học, vào ngày 18 tháng 5 đã được Washington Post trích dẫn cho biết, công trình đang được thực hiện trên virus vi sinh vật lai (chimeras) ở loài dơi tại WIV với sự tài trợ của NIH được chuyển qua chương trình Liên minh Sức khỏe sinh thái (EcoHealth Alliance).

Một bài báo trên Factcheck.org về cuộc tranh luận liên quan đến việc NIH có thực sự tài trợ cho nghiên cứu của GoF tại phòng thí nghiệm Vũ Hán hay không trình bày các quan điểm từ các nhà khoa học ở cả hai phía của lập luận mà không đưa ra kết luận dứt khoát.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.