Quân sự

Mỹ sẽ rất lo lắng, vất vả khi Nga-Trung hợp tác xây hệ thống chống tên lửa

19/10/2019, 06:15

Nga đã giúp Trung Quốc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm chống lại các cuộc tấn công tên lửa sẽ khiến Mỹ lo lắng.

img
Tổng thống Nga Putin.

Phát biểu tại một hội nghị quốc tế ở thị trấn nghỉ mát Sochi cách đây không lâu, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Moscow đang giúp Bắc Kinh tăng khả năng phòng thủ tên lửa.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết, đây là một nỗ lực rất nghiêm túc, sẽ tăng cường căn bản và triệt để khả năng phòng thủ của Trung Quốc bởi vì hiện tại chỉ có Hoa Kỳ và Nga mới có các hệ thống như vậy.

Tuy nhiên, sau đó, phát ngôn viên của điện Kremlin, ông Dmitry Peskov từ chối cho biết khi nào hệ thống này sẽ hoạt động, nhưng vị này nói với các phóng viên qua cuộc họp bằng điện thoại rằng động thái này nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa Nga và Trung Quốc.

Nhà quan sát quân sự tại Macau, Antony Wong Dong, cho biết, những tuyên bố của ông Putin cho thấy hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh và Moscow có thể đã phát triển từ "liên minh hình mẫu" trước đó thành một "liên minh thực tế" trong đó Mỹ chính là mục tiêu chung.

img
Tổng thống Nga và các tướng lĩnh quân đội của Trung Quốc - ảnh tư liệu SCMO.

Một chuyên gia quân sự Hồng Kông khác có tên Song Zhongping cho biết hệ thống này sẽ giúp Bắc Kinh và Moscow thiết lập một mạng lưới phòng thủ tên lửa đạn đạo chung để chống lại sự bá quyền toàn cầu của Mỹ.

“Nếu Mỹ muốn tấn công Trung Quốc bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tên lửa của Hoa Kỳ có thể sẽ được phóng từ Bắc Cực, nơi đang được hệ thống cảnh báo sớm của Nga theo dõi, và điều đó có nghĩa là Moscow sẽ có khả năng cảnh báo cho quân đội của Bắc Kinh”, Ông Song nói đồng thời cho biết thêm rằng, về phần mình, quân đội Trung Quốc có thể cung cấp trợ giúp tương ứng cho Nga.

img
Khả năng cảnh báo tên lửa sớm của Nga ở bán cầu Bắc.

Nhà phân tích quân sự Trung Quốc có tên Zhou Chenming cho biết, những phát biểu của ông Putin chính là tín hiệu cảnh báo với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã thực hiện bước đi đơn phương là rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, một hiệp ước được xây dựng và ký kết giữa Mỹ và Liên Xô từ thời Chiến tranh Lạnh (năm 1987).

img
Tên lửa phòng không HQ-9 của quân đội Trung Quốc.

“Việc cùng nhau hợp sức sẽ giúp cả Nga và Trung Quốc tiết kiệm chi phí vì để xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm với các tên lửa đạn đạo tấn công là công việc đòi hỏi chi phí rất lớn”, ông Zhou Zhou nhận định thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.