Công nghệ

Mỹ thử "sát thủ" diệt hạm khi Nga lộ tàu sân bay

22/02/2015, 18:05

Mỹ vừa thử nghiệm thành công tên lửa diệt hạm LRASM - một động thái được cho là có liên quan đến việc Nga...

3.2Hãng Naval Technology dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, Không quân Mỹ vừa tiến hành vụ thử nghiệm thành công tên lửa diệt hạm LRASM trên máy báy ném bom B-1B tại khu vực Point Mugu, bang California.

4.1Theo nguồn tin trên, sau khi phóng theo chương trình lập sẵn, tên lửa LRASM - sản phẩm của hãng Lockheed Martin đã chuyển sang chế độ bay tự động nhờ sử dụng đầu cảm biến và đánh trúng một mục tiêu giả định đang di chuyển trên biển đúng như kịch bản.

5.1Ngoài vai trò chính của nhà sản xuất, vụ thử còn được thực hiện dưới sự hỗ trợ từ Cơ quan nghiên cứu phát triển các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) và Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR). Vụ thử thành công mới nhất tiếp tục minh chứng cho tính ổn định cũng như khả năng tác chiến của tên lửa, ông Mike Fleming, Quản lý chương trình LRASM của Lockheed Martin.

6.1Theo những thông tin được hãng Lockheed Martin và DARPA tiết lộ, dự án tên lửa LRASM ra đời là nỗ lực rất lớn để thu hẹp khoảng cách về tên lửa diệt hạm của Mỹ với Nga. Ngoài ra, việc phát triển LRASM còn mang tham vọng biến dòng tên lửa này trở thành vũ khí răn đe với dàn chiến hạm cỡ lớn và cả tàu sân bay của Nga trong tương lai.

7.1Chương trình LRASM được phát triển dựa trên đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm liên quân mở rộng AGM-158B JASSM-ER. Thân tên lửa có dạng hình elip để tăng khả năng tàng hình, đuôi tên lửa có 1 cánh đuôi đứng, 2 cánh ổn định hình chữ V sẽ được bung ra để tăng khả năng ổn định khi hành trình.

8.1Điểm nổi bật của tên lửa LRASM là hệ thống dẫn hướng rất độc đáo. Không giống như các tên lửa chống tàu hiện tại, LRASM có thể nhắm mục tiêu một cách độc lập mà không cần sự hỗ trợ trước của các thông tin tình báo hay các phương tiện hỗ trợ khác.

9.1LRASM được trang bị bộ cảm biến đa tần số cùng một liên kết dữ liệu kỹ thuật số mới cho phép dẫn hướng không phụ thuộc vào GPS. LRASM được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính ở pha đầu, hệ thống datalink cho phép tên lửa cập nhật mục tiêu từ tàu phóng hoặc từ phương tiện trinh sát khác.

10.1Pha cuối tên lửa nhắm mục tiêu bằng cảm biến quang - điện theo công nghệ so sánh hình ảnh tương phản. Công nghệ này cho phép tên lửa truy theo những tàu chiến đang di chuyển ở tốc độ cao với độ chính xác rất cao.

11.1Tên lửa hành trình đến mục tiêu ở độ cao trung bình khi gần đến khu vực mục tiêu tên lửa hạ thấp độ cao xuống gần mặt nước biển để tránh các biện pháp đánh chặn và tấn công mục tiêu. Trong ảnh: Phiên bản LRASM phóng từ chiến hạm.

12.1Tên lửa LRASM được trang bị đầu đạn nặng 453kg đủ sức nhấn chìm bất kỳ chiến hạm mặt nước cỡ lớn nào, kể cả tàu sân bay. Với tầm bắn 370km, Mỹ tự tin cho rằng LRASM có thể sánh vai cùng với các tên lửa hiện đại của Nga.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.