Hồ sơ tài liệu

Mỹ ­trước mối đe doạ của ISIS (kỳ 3)

07/09/2014, 09:58

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf, thì Mỹ đang tìm mọi cách tiêu diệt các thủ lĩnh ISIS, chặn đứng nguồn tài chính của tổ chức này.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ,  Marie Harf, thì Mỹ đang tìm mọi cách tiêu diệt các thủ lĩnh ISIS, chặn đứng nguồn tài chính của tổ chức này.

Khó đạt được mục tiêu nhưng vẫn ngoan cổ 

Phần lớn những thành tích của ISIS (Islamic State of Iraq and Syria) đều bắt nguồn từ khả năng tấn công các bộ tộc dòng Sunni ở cả Syria lẫn Iraq, bởi những người đứng đầu bộ tộc này đều bị dồn vào thế bí "hợp tác hoặc tự tan rã". Ví dụ, tại Syria, chỉ huy ISIS đã lựa chọn các bộ lạc Sharabia trong các hoạt động chung chống lại người Kurd địa phương. ISIS đã thể hiện sự tàn ác chưa từng có đối với kẻ thù, như chặt đầu binh sĩ Syria, thường dân và binh sĩ Shia tại Iraq. Đây là sự sự tàn nhẫn có tính toán của ISIS nhằm mục đích răn đe đối thủ. ISIS hành xử rất hung bạo, theo đó những cuộc xả súng không khoan nhượng vào những ai chống đối tay không và người dân vô tội, khiến ai cũng rùng mình. Là một tổ chức theo Hồi giáo Sunni, ISIS khiến cộng đồng Shia ở Iraq phải kiềng và tháo chạy. Chủ trương của ISIS với những người chống đối là “ISIS hay là chết!”

Điều quan trọng hơn khiến ISIS trở nên vô cùng nguy hiểm chính là việc tổ chức này không chỉ là một nhóm khủng bố thánh chiến với tham vọng toàn cầu như Al-Qaida mà việc xuất hiện một “quốc gia khủng bố” kiểu như ISIS thực sự là cơn ác mộng không được lường trước. Nguy hiểm hơn, ISIS còn quản lý cả những giếng dầu béo bở. Nguyên thủy, ISIS được viện trợ từ những quốc gia dầu lửa thuộc dòng Hồi Sunni muốn lật đổ chính quyền Syria dòng Hồi Shia. Khi quân đội chính phủ bỏ chạy, ISIS tiếp quản luôn hàng triệu đôla vũ khi tối tân của Mỹ viện trợ. Khi tấn công Tháp Đôi ở Mỹ , Al-Qaida lúc đó mới có 30 triệu USD tiền "giắt lưng" nhưng nay ngân sách của ISIS còn nhiều gấp bội, có tới trên 2 tỷ đôla. Vì vậy ISIS không phải là một tổ chức khủng bố đơn thuần mà còn là tổ chức khủng bố "có học".

Tuyên thánh lễ hành quyết
Tuyên thánh lễ hành quyết

Ví dụ thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi của ISIS là môt tiến sĩ Hồi giáo học, tiếp thu tư tưởng cực đoan từ Wahhabism và Salafism từ Saudi. Những vùng ISIS chiếm đóng và thành lập quốc gia ngay lập tức được ban bố các đạo luật hà khắc của Hồi giáo theo chủ nghĩa cực đoan này, chẳng hạn ăn cắp sẽ bị chặt tay, hàng loạt tội bị đưa vào khung hình phạt xử chết trong đó có tội từ bỏ tôn giáo, phụ nữ phải che kín mặt khi ra đường, ai cũng phải cầu kinh 5 lần một ngày, các lăng tẩm và thánh đường dòng Hồi Shia bị phá bỏ, và âm nhạc bị cấm tuyệt đối ở nơi công cộng.

Tổ chức Giám sát Quyền con người ( HRW) đã cảnh tỉnh "ISIS đã xử một cách dã man trên 700 thành viên của bộ tộc Sheitaat ở Deir al-Zour, nhiều người trong số này là thường dân vô tội". Tàn nhẫn là hình thức cuối cùng giúp ISIS  kiểm soát,  nhưng ISIS  đã nhầm, muốn kiểm soát một khu vực rộng lớn thì phải được lòng dân. Và điều này có thể thay đổi, đặc biệt là nếu Iraq có thủ tướng mới, quan tâm hơn đến bộ lạc dòng Sunni và lúc đó mọi người sẽ đồng tình phản đối ISIS. Cả ở Iraq lẫn Syria, nếu được hỗ trợ thông tin tình báo và vũ khí, nhất là máy bay thì cuộc chiến chống ISIS sẽ sớm thành công.

Dawn Chatty, một nhà nhân chủng học xã hội thuộc Đại học Oxford cho biết, ở phía đông bắc Syria người Bedouin rất khó bị chính phục, còn người Bedouin đã bắt đầu trở lại. Người đứng đầu bộ lạc Sheitaat đã kêu gọi các bộ tộc khác tham gia  cuộc chiến chống ISIS.  So với al-Qaeda tại Iraq, ISIS có vẻ thông minh hơn mặc dù mức độ tàn nhẫn giống nhau, đã mua chuộc được bộ lạc người Sunni đứng về phía mình để chống Mỹ  bằng cách cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và an ninh cho người dân trên bờ vực khốn cùng sau 3 năm nội chiến ở Syria. ISIS đã cho phép các quan chức địa phương phụ trách bệnh viện, thực thi pháp luật, dùng xe tải dọn rác, và các dịch vụ đô thị khác.

Tòa án Sharia cũng được phép cắt giảm tội phạm mặc dù ISIS nổi tiếng là tàn nhẫn. White Raqqa là mô hình quản trị của White Raqqa của ISIS, nhưng còn nhiều thị trấn khác của Syria, như al-Bab và Manbij, cũng đang áp dụng mô hình giống như  White Raqqa. Vì vậy, theo Charles Caris ở Viện Nghiên cứu chiến tranh "ISIS sẽ kiểm soát,  mở rộng lãnh thổ bằng cách cung cấp nhiều dịch vụ hơn, kể cả thiết bị đa năng dùng cho việc sửa chữa hệ thống cấp thoát nước và điện năng. Điều này tạo ra một nền kinh tế bền vững, giúp ISIS từng bước thực hiện được mục tiêu của mình".

Chính phủ Iraq cần hành động thống nhất

Cựu thủ tướng Iraq, Nouri al Maliki từng là thành viên tuyển dụng của ISIS, mong muốn liên kết với các tộc người thiểu số dòng Sunni để chống lại bất đồng quan điểm, nhất là những vụ đánh bom bừa bãi khi ISIS giành được Fallujah hồi tháng Giêng. Tuy nhiên, Maliki cũng bị chỉ trích áp dụng chính sách phân biệt đối xử sắc tộc, đàn áp các sắc tộc khác ngoại trừ người Hồi giáo dòng Shia.

Và bây giờ đến lượt Haidar al-Abadi, tân Thủ tướng Iraq cũng có rất nhiều cơ hội để giành lại sự ủng hộ của những người đứng đầu quân đội trong việc thu hút các bộ lạc dòng Sunni tham gia chính trường. Điều này sẽ có tác dụng "để đói" khối u ISIS ngay tại lãnh thổ Iraq. Một số lãnh đạo bộ tộc người Sunni đã từng làm điều này đối với al-Abadi. Tuy nhiên theo các nhà phân tích Iraq, để người Sunni tham gia được chính trường, giúp chống lại ISIS thì chính phủ Iraq cần phải công bằng hơn trong việc phân bổ nhân sự ở các bộ, cũng như nhiều vấn đề sống còn khác.

Người Kurd dường như đã sẵn sàng ửng hộ ông al-Abadi. Bằng chứng, nhiều nhân vật cao cấp đã đồng ý "tái gia nhập chính phủ lâm thời". Sau khi chiếm lại đập Mosul Dam, quân đội Iraq đã đưa ra kế hoạch giành lại Tikrit. Nhưng cho đến nay ISIS vẫn đang kiểm soát hầu hết các thị trấn. Vì vậy, để thành công trong cuộc chiến chống ISIS thì có rất nhiều việc phải làm, cần phải có thời gian và sự đồng thuận chính trị trong chính phủ mới của Iraq hiện nay.

vv
Những vùng ISIS chiếm đóng và thành lập quốc gia ngay lập tức được ban bố các đạo luật hà khắc của Hồi giáo theo chủ nghĩa cực đoan

Liên minh quốc tế cần có tiếng nói chung

Hàng loạt các sự kiện diễn ra trong vài tuần trở lại đây, đặc biệt là sự tàn bạo khủng khiếp của ISIS đã làm cho dư luận thế giới bất bình, lo ngại, nhất là mối đe dọa hiện hữu đối với Iraq và cả vấn đề Iraq đột nhiên thay đổi quan điểm cùng chung liên minh chống lại ISIS. Ngoài ra, chính phủ mới ở Baghdad, một liên minh chủ yếu người Shia cũng đã có nhiều nhượng bộ cho cả người Kurd lẫn  người Sunni tham gia, tạo ra một "khái niệm" mới về Iraq. Còn Syria, tương lai sẽ trở thành "bạn bè" của phe đối lập, trong đó có cả Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh, sẵn sàng ưu tiên giúp các nhóm phiến quân, kể cả các nhóm có yếu tố Hồi giáo, chống lại ISIS.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf, thì Mỹ đang tìm mọi cách tiêu diệt các thủ lĩnh ISIS, chặn đứng nguồn tài chính của tổ chức này. Tuy nhiên,  để làm được việc nói trên Mỹ phải phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ,  thành viên NATO, đóng cửa biên giới và triệt phá nơi đồn trú của các thủ lĩnh ISIS. Nếu mở rộng chiến dịch sang Syria, Mỹ sẽ bị thiếu thông tin tình báo, còn ở Iraq việc thay ông Maliki bằng một nhà chính trị người Shiite ôn hòa đã được Mỹ nhắm từ lâu, nhất là sau sự kiện ISIS tàn sát người Kurd tại Sinjar, giúp lực lượng quân sự người Kurd phản kích chiếm lại các vùng đất của ISIS.

Theo giới thạo tin, chính quyền Obama đã và đang tiến hành đồng bộ một số giải pháp như tập trung làm suy yếu ISIS. Hai, tấn công ISIS khi vượt “ngưỡng cho phép”, nhất là tạo ra các cuộc tàn sát mới, gây nguy hại cho Mỹ và phương Tây. Ba, cung cấp sự hỗ trợ về quân trang, quân dụng và tin tức tình báo cho chính quyền Iraq làm suy yếu sức hấp dẫn của ISIS đối với những người Arập theo giáo phái Sunni và hỗ trợ các nhóm đối lập ôn hòa ở Syria. Để thực hiện thành công cuộc chiến bất đắc dĩ này, Mỹ đang có ý định đưa quân trở lại Iraq với số lượng ước khoảng 10.000 đến 15.000 binh sĩ ở cả biên giới Iraq/Syria.

Ngoài ra, Mỹ còn phải kiên trì và huy động sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, kể cả các quốc gia vốn xưa nay vốn không ưa Mỹ, như Iran. Mỹ có thể đã bắt đầu một cuộc chiến trường kỳ. Nếu thành công, có thể Abu Bakr al-Baghdadid sẽ phải chịu chung số phận giống như Osama bin Laden trước đây.

Khắc Nam (Theo BBC, CNN, AFP)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.