Bạn cần biết

Năm 2020, bệnh viện tuyến trung ương không còn quá tải?

07/12/2018, 20:23

Bộ Y tế tiếp tục đưa vào hoạt động 9 BV đa khoa, chuyên khoa quá tải tuyến T.Ư với 2.900 giường nội trú...

cơ sở hai Bạch Mai

BV Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam vừa khánh thành

Năm 2019, nhiều công trình y tế đưa vào sử dụng 

Từ ngày 7-9/12/2018, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tập huấn công tác đầu tư xây dựng và trang thiết bị y tế ngành y tế năm 2018. Theo ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, cùng với các giải pháp về nhân lực, phương pháp quản lý, quản trị, đổi mới cơ chế tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cung ứng dược phẩm, công tác đầu tư, quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cũng đang được quan tâm, đẩy mạnh. Đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất là điều kiện để mở rộng, nâng cao kỹ thuật chuyên môn, tăng cường chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng sự mong đợi, hài lòng của người bệnh về dịch vụ y tế. Trong giai đoạn 2015-2018, Bộ Y tế đã đưa 12 cơ sở khám, chữa bệnh với 4.600 giường nội trú vào sử dụng.

Trong giai đoạn tiếp theo 2019 - 2020 khi hoàn thành kế hoạch đầu tư ngân sách trung hạn, Bộ Y tế tiếp tục đưa vào hoạt động 9 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa quá tải tuyến trung ương với 2.900 giường nội trú cùng hàng loạt các khoa khám bệnh như: khu khám đa khoa - Bệnh viện Hữu Nghị; khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú Bệnh viện E; khu khám Bệnh viện Phổi Trung ương; Trung tâm khám bệnh và điều trị ban ngày Bệnh viện Bạch Mai.

Đồng thời, trong giai đoạn 2019-2020, 3 cơ sở Trường đại học Y dược hàng đầu của đất nước sẽ xây dựng cơ sở 02 mới đồng bộ, hiện đại bằng nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển ngân hàng châu Á ADB và Hàn Quốc, đó là các Trường: đại học Dược Hà Nội, đại học Y Hà Nội và đại học Y dược Hồ Chí Minh.

Còn nhiều thách thức

Theo ông Cường, trong thời gian qua, công tác đầu tư xây dựng đã phải vượt qua, giải quyết rất nhiều khó khăn, thách thức chung trong công tác đầu tư của cả nước, cũng như những khó khăn của riêng ngành y tế. Điển hình như công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thường bị kéo dài, do đơn giá đền bù đất, công trình trên đất chưa theo cơ chế thị trường, quỹ nhà tái định cư còn thiếu, chưa sẵn sàng, làm trễ thời gian khởi công công trình dù thủ tục thiết kế công trình đã xong và nguồn vốn xây dựng đã sẵn sàng.

Hay công tác thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán xây dựng của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC, EP, EC còn lúng túng do quy định thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán chưa phù hợp với tính chất hợp đồng này. Do đó, ảnh hưởng tới tiến độ thẩm tra, thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng như công trình cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Hà Nam….

Hơn nữa giai đoạn này, ngân sách nhà nước gặp vô vàn khó khăn, thách thức, việc thắt chặt đầu tư công tác động lớn đến công tác đầu tư xây dựng toàn ngành. 2019 là năm thứ tư của giai đoạn trung hạn, nhưng ngân sách cũng chỉ mới bố trí được khoảng 60% kế hoạch đầu tư được Quốc hội phê duyệt….

Để giải quyết những khó khăn này, Bộ Y tế yêu cầu các dự án đã được phê duyệt, chủ đầu tư khẩn trương tiến hành tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định, trình phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán để khởi công công trình; Chủ động rà soát tình hình thực hiện, giải ngân của các dự án, dự đoán khả năng thanh toán, để xem xét điều chuyển vốn từ các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang các dự án có tiến độ triển khai nhanh, khả năng giải ngân tốt để hoàn thành kế hoạch đầu tư chung của Bộ Y tế. Đối với các dự án xây dựng trên cơ sở mới, khu đất mới, chủ đầu tư phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng để triển khai, hoàn thành dứt điểm công tác đền bù đất đai….

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.