Ngày 15/12, mạng xã hội chia sẻ clip gã bảo vệ đấm túi bụi một phụ nữ, theo thông tin chia sẻ thì sự việc xảy ra trên vỉa hè tuyến đường Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Clip cho thấy, nam bảo vệ giữ một tay người phụ nữ, tay kia đấm tiên tiếp vào vùng đầu người phụ nữ. Để phản kháng, người phụ nữ chỉ cúi mặt cố tránh những cú đấm trời giáng.
Tại thời điểm xảy ra vụ việc, có một người đàn ông khác mặc đồng phục bảo vệ đứng bên cạnh nhưng không can thiệp gì.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Công an phường Khương Mai cho biết, sự việc xảy ra tối 14/12, tại vỉa hè trước mặt Trung tâm thương mại Artemis nằm trên tuyến đường Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai. Hiện nạn nhân đã có đơn trình báo và đơn vị đang giải quyết vụ việc.
"Nam bảo vệ nhắc người phụ nữ về việc để xe nhưng chị này không nghe rồi xảy ra xô xát", vị cán bộ Công an phường Khương Mai thông tin.
Liên quan đến vụ việc, chiều 16/12, trao đổi với PV Báo Giao thông, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 qui định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Pháp luật đã nghiêm cấm công dân sử dụng vũ lực để giải quyết bất kỳ mâu thuẫn nào phát sinh, trừ trường hợp phòng vệ chính đáng. Hậu quả xảy ra đến đâu thì sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng theo quy định của pháp luật.
Xuất phát từ việc người phụ nữ để xe tại sảnh tầng 1 của tòa nhà bị nhân viên bảo vệ nhắc nhở, nên hai bên xảy ra to tiếng. Nam nhân viên bảo vệ không giữ được kiềm chế đã xông vào đấm liên liên tiếp vào mặt người phụ nữ một cách rất dã man. Đáng lẽ ra, với việc người phụ nữ để xe không đúng nơi quy định thì nhân viên bảo vệ phải có trách nhiệm chỉ bảo, hướng dẫn cho người đến tòa nhà để xe vào nơi quy định, tránh gây cản trở đi lại và cũng là để đảm bảo an toàn về tài sản của mình. Trường hợp nếu khách đến không chấp hành việc để xe đúng nơi quy định, gây cản trở việc đi lại thì phải báo cáo với Ban quản lý hoặc thông báo cho cơ quan công an phường sở tại để xử lý theo quy định của pháp luật.
Xét hành vi của đối tượng bảo vệ chỉ vì mâu thuẫn trong việc để xe nhưng thiếu kiềm chế, sử dụng vũ lực hành hung dã man người phụ nữ đã có dấu hiệu phạm tội Cố ý gây thương tích. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.
Để có căn cứ xử lý về Tội cố ý gây thương tích, thì người bị hại cần phải có đơn yêu cầu xử lý các đối tượng. Và kết quả giám định tỷ lệ thương tích của cơ quan chuyên môn trong tố tụng hình sự càng cao thì đối tượng càng phải chịu hình phạt càng lớn, tương ứng với định khung tăng nặng theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.
Cụ thể, Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận