Thế giới

Nếu xung đột, các lò hạt nhân Hàn Quốc không thể cự nổi

16/04/2017, 21:20

Những bức tường chắn bê tông là những vật cản cuối cùng bao quanh các lò phản ứng hạt nhân.

lo phan ung hat nhan cua han quoc

Các lò phản ứng hạt nhân Hàn Quốc không thể cự nổi nếu có xung đột

Theo hãng tin Yonhap, các lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc không được thiết kế để chống lại khả năng bị tấn công quân sự, chính vì vậy, chúng dễ trở thành các mục tiêu bị tổn thương và sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp khi bị oanh tạc. 

Đây là đánh giá nghiêm túc vừa được Công ty Điện hạt nhân và Hydro Hàn Quốc (KHNP) đệ trình lên một nhà lập pháp Hàn Quốc để chính quyền nước này đánh giá chính xác khả năng có thể bị tổn thương khi có xung đột quân sự xảy ra. 

Dân biểu Kim Jong-hoon của Đảng Hàn Quốc Tự Do đã nhận được báo cáo từ KHNP và tiết lộ nó vào ngày Chủ Nhật 16/4. Theo báo cáo, tất cả các bức tường chắn kiên cố bao quanh các lò phản ứng hạt nhân của KHNP đều không thể kháng cự lại sức công phá của các loại tên lửa hoặc tập kích bằng không quân liên tiếp. 

Những bức tường chắn bê tông là những vật cản cuối cùng bao quanh các lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động. 

Sức mạnh tên lửa của Triều Tiên rất đáng gờm

Sức mạnh tên lửa của Triều Tiên rất đáng gờm

Tất nhiên, các lò phản ứng này đều chứa các loại vật liệu phóng xạ nguy hiểm. Trong trường hợp bị tấn công, nếu lọt ra ngoài môi trường thì đây sẽ trở thành thảm kịch tồi tệ, khó khắc phục. 

“Chúng (tường bê tông quanh các lò phản ứng) chỉ được thiết kế để chống lại sức mạnh của các trận cuồng phong, động đất hoặc các thảm họa tự nhiên thông thường. Nếu bị nổ từ bên trong hoặc bị tập kích tên lửa hay tấn công khủng bố kiểu 11/9/2001 ở Mỹ thì chắc chắn sẽ xảy ra thảm họa” – ông Kim Jong-hoon cảnh báo. 

Tên của của Triều Tiên xuất hiện trong duyệt binh

Tên của của Triều Tiên xuất hiện trong duyệt binh ngày 15/4

Trong nhiều năm qua, chính quyền Hàn Quốc đã nhận thức được rủi ro này nhưng đến nay họ vẫn chưa có gì chắc chắn rằng các lò phản ứng hạt nhân của KHNP có thể tồn tại được trong trường hợp bị tấn công khủng bố hoặc tấn công quân sự.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.