Ứng dụng

Nga hồi sinh sát thủ Mi -14 "ám ảnh" phương Tây

09/07/2015, 13:38
image

Nga sẽ tiến hành tái sản xuất máy bay Mi-14, vốn được xem là nỗi ám ảnh của phương Tây thời Chiến tranh Lạnh.

mi14
"Sát thủ" Mi - 14 nỗi ám ảnh của Phương Tây thời chiến tranh lạnh.

Hãng RIA Novosti vừa dẫn thông tin đăng tải trên tờ The Diplomat cho biết: “Nga có vẻ như đang tiến hành việc hiện đại hóa Mi-14, vốn được xem là nỗi ám ảnh của phương Tây thời Chiến tranh Lạnh, giúp biến thể này có thể tấn công hạt nhân”. 

Được thiết kế với các phiên bản chống tàu ngầm, dò mìn, dò tìm và cứu hộ, Mi-14 trang bị một ngư lôi, 12 bom loại 64 kg hoặc 8 bom loại 120 kg. Trực thăng chống ngầm này cũng có một loại vũ khí đặc biệt là bom hạt nhân chống ngầm nặng tới 1.600 kg, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu dưới nước trong phạm vi 800m.

Ngay từ tháng 5/2015 khi kế hoạch tái triển khai Mi-14 được Nga hé lộ, trang Business Online đã đưa ra nhận định rằng, nếu kế hoạch này được Nga thực hiện, nhiều khả năng trực thăng Mi-14 sẽ được Nga biên chế cho Hạm đội Baltic và Hạm đội phương Bắc tại Bắc Cực.

Business Online dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, ngay từ lần đầu tiên được giới thiệu, Mi-14 đã được các tướng lĩnh Liên Xô đánh giá là mẫu trực thăng săn ngầm đáng tin cậy với tầm hoạt động lên tới 300km và có thể bay liên tục 5,5 giờ trên không.

Hệ thống vũ khí của Mi-14 khá đa dạng khi nó có thể mang theo cả bom hạt nhân cỡ nhỏ có sức công phá 1kt, các loại ngư lôi dẫn đường săn ngầm hay bom chìm. Bên cạnh đó, vào những năm 1980, Liên Xô từng có ý định phát triển một dòng tên lửa chống hạm có thể triển khai trên những chiếc Mi-14 giúp biến dòng trực thăng này trở thành một sát thủ thực sự trên biển.

Tính từ năm 1975 đã có khoảng 273 chiếc Mi-14 được Hải quân Liên Xô đưa vào trang bị với ba biến thể khác nhau gồm săn ngầm, cứu hộ và quét mìn. Tuy nhiên sau khi Liên Xô sụp đổ Mi-14 dần bị Hải quân Nga loại biên.

Được biết, việc Nga quyết định loại biên Mi-14 trước đây là do sức ép từ Mỹ và các nước Phương Tây khi dòng trực thăng săn ngầm này là mối đe dọa cực lớn đối với lực lượng tàu ngầm của các nước thuộc Khối quân sự NATO.

Nhưng trong bối cảnh hiện tại, Hải quân Nga chắc chắn sẽ xem lại số phận của Mi-14 nhất là khi Nga đang muốn đẩy nhanh các hoạt động quân sự ở Bắc Cực và với Mi-14 mọi vấn đề của Hải quân Nga sẽ giải quyết một cách dễ dàng hơn. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.