Thời sự Quốc tế

Nga kêu gọi xem xét nối lại đàm phán 6 bên về Triều Tiên

25/02/2019, 19:49

Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên, bao gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên.

img
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 25/2 nói rằng, đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên có thể trở nên có ích nếu đối thoại giữa Washington và Bình Nhưỡng có tiến triển.

Phát biểu tại hội thảo “Hợp tác Quốc tế trong Thế giới đầy biến động”, đồng tổ chức bởi Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai và Học viện Ngoại giao Việt Nam, ông Lavrov nói rằng: “Tình hình Đông Bắc Á không dễ dàng, nhất là vì vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên, nhưng miễn là ổn định lâu dài tiếp tục, mục tiêu sẽ là thành lập một cơ chế hòa bình an ninh trong khu vực”.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga nói thêm rằng, “đây là một trong số các mục tiêu được đồng ý trong đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên, lúc các cuộc đối thoại này vẫn đang diễn ra. Hiện tại các cuộc đối thoại này đã ngừng nhưng tiềm năng của chúng nên được xem xét”.

Ngoại trưởng Nga cho biết ông hy vọng nếu có tiến triển trong mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên, cơ chế đàm phán 6 bên có thể trở nên có ích, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh.

Cũng theo ông Lavrov, đây là lộ trình mà Nga, Trung Quốc nhắm tới trong việc giải quyết khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Lộ trình mà ông Lavrov có 3 giai đoạn: Thứ nhất, xây dựng niềm tin và kiềm chế các hành động khiêu khích như thử nghiệm hạt nhân tên lửa ở Triều Tiên, tập trận không quân và hải quân quy mô lớn liên quan đến Mỹ và Hàn Quốc”.

Tiếp theo, khi niềm tin được xây dựng, các cuộc gặp có thể được tổ chức và những sáng kiến có thể được đưa ra để tìm thấy sự cân bằng trong lợi ích và thực hiện các hành động đồng thời, ông Lavrov cho biết.

Ngoại trưởng Nga cũng nói rằng: “Theo lộ trình này, ở giai đoạn cuối cùng, cần thành lập một cơ chế hòa bình và an ninh ở Đông Bắc Á để tất cả 6 nước và toàn khu vực có thể cảm thấy an toàn và tự tin rằng có những thỏa thuận đáng tin cậy”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.