Hồ sơ tài liệu

Nga, Trung Quốc chạy đua khả năng tấn công trên vũ trụ với Mỹ

27/01/2016, 11:22

Nga và Trung Quốc đang chạy đua về khả năng tấn công trên vũ trụ với Mỹ, National Interest ngày 26/1 cho hay.

vu-tru
Chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ cảnh báo, Nga và Trung Quốc đang trở thành những đối thủ "đáng gờm" của nước này trong không gian. (Ảnh minh họa - Nguồn: Nationalinterest.org)

Đô đốc Cecil D.Haney, chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói với các học giả Trung tâm An ninh mới của Mỹ hôm 22/1: “Những đối thủ tiềm năng đang dần phát triển… Họ đang khai thác những gì được cho là lỗ hổng nguy hiểm trong không gian, đe dọa lợi ích sống còn của quốc gia và cộng đồng thế giới về dân sự, khoa học và kinh tế.”

Những thách thức lớn nhất đến từ các cường quốc đối thủ của Mỹ, chính là việc họ có đủ tài chính và khả năng kỹ thuật để “đối đầu” với quốc gia này trong không gian.

Học thuyết quân sự 2010 của Nga nhấn mạnh, vũ trụ là một phần quan trọng trong chiến lược quốc phòng của nước này”, ông Haney cho biết thêm – đồng thời Nga từng công khai tuyên bố, quốc gia này đang nghiên cứu và phát triển khả năng làm gián đoạn những các sản phẩm vụ trụ khác. Mới đây, lực lượng vũ trang Nga đã nghiên cứu thành công vũ khí chống vệ tinh (ASAT), trong đó có sử dụng thiết bị gây nhiễu vệ tinh”.

Theo ông Haney, tờ Washington Times năm ngoái cho biết, Tổng thống Nga Putin nói quốc gia này sẽ nối gót Trung Quốc, xây dựng một chương trình vũ khí, trong đó bảo đảm cho quốc gia này hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng không gian tới năm 2020.

Trước đây, ngoài Nga và Liên Xô (cũ) là những đối thủ “nặng ký” của Mỹ trong không gian, thì ngày nay, thêm một đối thủ không hề “đơn giản”, đó là Trung Quốc. “Bắc Kinh đã chứng minh khả năng của mình trong việc thực hiện các thao tác phức tạp trong không gian”, ông Haney nói thêm.

“Hồi tháng 11/2015, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm lần thứ 6 một thiết bị tấn công siêu thanh, và cả một vũ khí chống vệ tinh (ASAT) trước đó. Chúng ta chưa quên hậu quả cuẩ cuộc thử nghiệm ASAT năm 2007 của Trung Quốc, tạo ra hơn 3.000 mảnh vụn trong môi trường vốn đã quá chật chội. Hơn 80% những mảnh vụn này – nếu không được xử lý, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các cuộc du hành vũ trụ trong nhiều thập kỷ tới”.

Song trước những động thái này từ phía Bắc Kinh và Moscow, Lầu Năm Góc có lộ trình “đối phó” như thế nào. Câu trả lời của ông Haney chưa hẳn rõ ràng, theo National Interest.

Trước hết, ông Haney cho rằng Mỹ cần có sự hiểu biết sâu rộng hơn về các “đối thủ” tiềm tang. Thứ hai, phải xem không gian vũ trụ là một hệ thống tài nguyên quan trọng. Thứ ba, phải nhìn thẳng thật vào khả năng quân sự của quốc gia, một cách đầy đủ và toàn diện – tích hợp nhiều yếu tố để tạo nên sức mạnh. Cuối cùng, luôn sẵn sàng khả năng chiến đấu trên mọi phương diện: Hạt nhân, vũ trụ và không gian mạng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.