Hạ tầng

Ngập ở Tân Sơn Nhất có ảnh hưởng đến hoạt động cất/hạ cánh?

08/06/2018, 07:05

Sở GTVT vừa chủ trì họp tổ công tác liên ngành và nhóm phản ứng nhanh, giải quyết sự sân bay Tân Sơn Nhất.

Đường Trương Sơn bị ngập trong cơn mưa chiều 2.6 d

Đường Trường Sơn (ra vào sân bay Tân Sơn Nhất) bị ngập trong cơn mưa chiều 2/6 dù lượng mưa không lớn 

Lo phải “giải cứu” Tân Sơn Nhất do ngập

Ông Nguyễn Đức Tiến, Phó giám đốc CHK quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, từ khi xảy ra sự cố mưa lớn gây ngập khu vực sân đỗ tháng 8/2015 đến nay, các đơn vị đã có nhiều giải pháp để khắc phục. Ông Tiến một lần nữa thông tin, ngập chỉ xảy ra ở khu vực sân đỗ, còn hai đường cất/hạ cánh thì không, do đó không ảnh hưởng đến hoạt động cất/hạ cánh.

“Trận mưa lớn nhất gần đây chiều 19/5 với lưu lượng trên 80ml/h cũng chỉ gây ngập không đáng kể ở khu vực sân đỗ. Còn đường lăn, đường cất/hạ cánh, không bị tình trạng này”, ông Tiến nói và cho biết, cảng đã đầu tư 2 máy bơm lớn, mỗi máy công suất 750.000 m3/h để hút nước ra khu vực kênh A41. Tuy nhiên, đáng lo ngại là kênh A41 hiện nay chưa được đầu tư đồng bộ nên chưa thoát nước tốt.

Theo ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Cấp thoát nước (Trung tâm Chống ngập nước TP HCM), hiện đơn vị đang tiến hành duy tu, khơi thông dòng chảy kênh A41. Riêng về dự án đầu tư nâng cấp kênh A41 do quận Tân Bình làm chủ đầu tư đã duyệt thiết kế, đang tiến hành bồi thường GPMB, cuối năm 2018 sẽ khởi công.

Ông Hứa Quốc Hưng, Phó chủ tịch UBND quận Tân Bình cho biết, trong khi chờ thực hiện dự án, quận vẫn tiếp tục tuyên truyền vận động người dân không xả rác làm tắc dòng chảy. Tuy nhiên, có đoạn tiếp giáp khu vực sân bay qua 10 đơn vị như: Nhà máy A41, kho hàng SCSC, TCS hiện nay hệ thống cống không đồng bộ, có đoạn cống có tiết diện D1200, D800, có đoạn D2000 nên việc thoát nước chưa tốt.

"Nếu trước đây thường xảy ra ùn tắc trên đường Trường Sơn, hành khách phải đi bộ kéo va ly vào sân bay thì đến nay không còn"

Ông Trần Doãn Mậu, Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam

Theo ông Võ Huy Cường, Phó cục trưởng Cục Hàng không VN, các giải pháp thoát nước cho Tân Sơn Nhất thời gian qua đã có hiệu quả, nhưng nếu không có giải pháp quyết liệt hơn sẽ rất đáng lo ngại. Đơn cử, trận mưa tối 19/5, dù không gây ngập nặng nhưng xe buýt cũng không tiếp cận được tàu bay để đưa khách vào nhà ga.

“Nếu không có giải pháp tốt để chống ngập, chắc phải tính đến việc lắp cầu phao để đưa khách từ tàu bay vào nhà ga vì xe buýt không tiếp cận được. Nếu có nhiều trận mưa lớn hơn, hệ thống thoát nước không tốt, chắc chắn sẽ phải “giải cứu” Tân Sơn Nhất thêm lần nữa”, ông Võ Huy Cường nói.

Tổ phản ứng nhanh xử lý nhanh ùn tắc

Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP HCM cho biết, sân bay Tân Sơn Nhất có 3 hướng thoát nước ra kênh Hy Vọng, kênh Nhật Bản và kênh A41. Ở hai hướng kênh Hy Vọng và kênh Nhật Bản cơ bản yên tâm vì đã có dự án cải tạo, nâng cấp. Lo lắng nhất là kênh A41 đến nay vẫn chưa được đầu tư. Vừa qua, Chính phủ đã thông qua quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sẽ có giải pháp tổng thể thoát nước để đảm bảo lâu dài. Tuy nhiên, trước mắt cần thực hiện các giải pháp để đảm bảo thoát nước tốt cho sân bay mùa mưa năm nay. Ông Cường đề nghị quận Tân Bình hoàn tất các thủ tục pháp lý, đẩy nhanh tiến độ GPMB dự án nâng cấp kênh A41, trong năm 2018 khởi công.

Đối với khu vực bên trong sân bay, CHK quốc tế Tân Sơn Nhất đã có nhiều giải pháp như: Đặt máy bơm, nạo vét kênh nên cơ bản yên tâm. Tuy nhiên, đoạn kênh A41 phía bên ngoài, nơi đi qua các đơn vị như: Nhà máy A41, Bảo tàng Quân đội, Kho hàng SCSC, TCS hệ thống cống chưa đồng bộ. Ông Cường đề nghị Cảng vụ Hàng không miền Nam chủ trì làm việc với các đơn vị này để đề xuất giải pháp và kinh phí khắc phục.

2

Kênh A41 được nạo vét để đảm bảo thoát nước tạm trong khi chờ dự án nâng cấp tuyến kênh này

Đối với công tác chống ùn tắc quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Thượng tá Trần Văn Thương, Phó trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP HCM cho biết, từ khi thành lập tổ phản ứng nhanh, hiệu quả hoạt động rất tốt, từ đầu năm đến nay, không xảy ra ùn tắc nào quanh khu vực sân bay. Khi có bất kỳ một sự cố nào xảy ra trên đường, chỉ 3 phút sau là có lực lượng đến để xử lý và giải quyết hiện trường nhanh.

Còn theo ông Bùi Xuân Cường, lượng khách đi và đến sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục tăng trong thời gian tới, vì vậy càng gây áp lực lên hạ tầng giao thông. Ngoài các giải pháp xây cầu vượt, mở rộng đường, tổ liên ngành vừa qua hoạt động hiệu quả cũng góp phần kéo giảm ùn tắc cho khu vực sân bay. Tuy nhiên, ông Cường cũng lưu ý một số trận mưa vừa qua chỉ 30ml/h nhưng đã gây ngập một số tuyến đường quanh sân bay, làm ùn tắc giao thông, cần tính toán lại hệ thống gom nước sao cho thoát nước mặt tốt hơn.

Ông Cường yêu cầu Khu QLGTĐT số 3 sớm hoàn thành cầu vượt thép tại nút giao Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm để phát huy hiệu quả của công trình này trong việc giải tỏa ùn tắc quanh khu vực sân bay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.