PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội lưu ý:
Không dùng chính đôi đũa của mình nhúng vào nồi lẩu
Khi ăn lẩu, mọi người thường dùng chính đôi đũa của mình nhúng vào nồi lẩu chung để gắp thức ăn trong nồi lẩu vào bát, đưa lên miệng ăn.
(Ảnh minh họa)
Thói quen dùng đôi đũa của mình nhúng vào nồi lẩu chung sẽ là nguy cơ khiến bạn bị nhiễm COVID-19.
Dùng chung một bát nước mắm, muối chấm
Khi ăn lẩu, nhiều người có thói quen dùng chung một bát nước mắm hoặc gia vị chấm.
Thói quen dùng chung bát nước mắm hay đồ muối chấm như vậy sẽ là nguy cơ khiến bạn bị nhiễm COVID-19, bệnh dạ dày. Vì vậy, mỗi người cần có bát nước chấm hay đĩa muối riêng.
Không nên ăn quá nóng
Nhiều người có thói quen gắp thức ăn (rau, thịt) trong nồi lẩu đang sôi sùng sục ra rồi ăn luôn, điều này cực kỳ nguy hiểm. Ăn quá nóng sẽ gây bỏng niêm mạc miệng, niêm mạc họng dễ bị nhiễm trùng….
Người bị viêm lợi, người mắc bệnh răng miệng không nên ăn quá nhiều lẩu nóng vì ăn lúc nóng sẽ gây hỏng men răng, tình trạng viêm lợi, hôi miệng sẽ nặng lên.
Những người viêm họng mãn tính, viêm miệng, dạ dày, loét, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng và phụ nữ mang thai thì không nên ăn lẩu.
Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gút, dị ứng với hải sản thì nên tránh ăn lẩu chứa các loại hải sản như cá, tôm, cua, ốc...
Những người bị dị ứng với nấm cũng nên tránh ăn lẩu có chứa nấm vì sẽ gây chóng mặt, khó thở và buồn nôn khi ăn.
Không ăn tái, ăn sống
Khi ăn uống phải tuân theo nguyên tắc “ăn chín uống sôi”. Trên thực tế, nhiều người có thói quen vừa cho đồ ăn vào nồi lẩu đã gắp ra, trong khi đó thức ăn mới chín được một nửa.
Như vậy, thức ăn sẽ không tiêu diệt hết ký sinh trùng. Người ăn dễ bị tiêu chảy….
Không nên ăn quá mặn
Dù lẩu hay các món ăn khác, không nên ăn quá mặn vì ăn sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe đặc biệt là đối với những người bị huyết áp cao.
Cho dù không bị huyết áp cao, nếu khẩu vị quá mặn cũng sẽ gây ảnh hưởng tới bộ phận cảm nhận vị giác.
Ngoài ra, ăn mặn dễ hại tim, cao huyết áp, hại thận, sưng phù chân tay và hại dạ dày. Do đó, nên điều chỉnh nước lẩu nhàn nhạt là cách có lợi nhất cho sức khỏe.
Ăn lẩu đúng trình tự, đúng cách
Để đảm bảo sức khỏe nên ăn rau trước và sau cùng là thịt. Như thế dạ dày không phải làm việc quá tải. Trong quá trình ăn lẩu cũng nên uống nước để giúp tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn.
Nên ăn nhiều rau xanh
Rau xanh sẽ làm món lẩu thêm phong phú, còn giúp giải độc, làm mát cơ thể và hấp thụ các chất béo tốt hơn, lá rau có chứa các vitamin và chất diệp lục sẽ có lợi cho cơ thể bạn trong tiết trời hanh khô mùa đông.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận