• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Nghe điện thoại khi lái xe, vì sao vẫn phổ biến?

15/10/2014, 07:24

Tình trạng vừa đi xe vừa nghe điện thoại hiện rất phổ biến trên đường và có không ít vụ tai nạn thương tâm xảy ra liên quan đến hành vi vi phạm này...

Lỗi vi phạm nghe điện thoại khi điều khiển phương tiện vẫn diễn ra phổ biến Ảnh: KLinh
Lỗi vi phạm nghe điện thoại khi điều khiển phương tiện vẫn diễn ra phổ biến

Vi phạm tràn lan... vẫn không xử phạt

Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, ở bất kỳ đâu trên đường cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh các chủ phương tiện một tay điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp... còn tay kia sử dụng điện thoại nghe, gọi, nhắn tin. Đây là hành vi rất nguy hiểm, gây nguy cơ tai nạn và đặc biệt tạo điều kiện cho hành vi cướp giật.

Kết quả khảo sát trên nhiều tuyến đường tại Hà Nội vào giờ cao điểm của PV Báo Giao thông cho thấy tình trạng người điều khiển phương tiện vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại diễn ra nhan nhản, nhưng không mấy khi bị lực lượng chức năng xử lý.

Không có cuộc nói chuyện nào đáng giá bằng mạng sống của bạn và người khác. Vì thế, hãy nói không với sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông

Trung tá Nguyễn Văn Quỹ, Đội CSGT số 1, Hà Nội.

Trên đường Nguyễn Trãi, đoạn gần siêu thị Pico, có mặt ở đây chưa đầy 20 phút, chúng tôi đã chứng kiến hàng chục lượt người điều khiển phương tiện, cả ô tô lẫn xe máy, vừa đi xe vừa mở điện thoại ra nghe, gọi.

Đang đi đường, nam thanh niên điều khiển xe máy BKS 30H6-0413, một tay đưa điện thoại áp vào tai, một tay vẫn điều khiển xe lao vút về phía trước. Chỉ khi thấy các phương tiện phía bên sang đường, chủ phương tiện mới tá hỏa dạt vào lề đường.

Vài phút sau, cũng tại đoạn đường này xuất hiện người đàn ông đi xe máy phía sau chở cháu nhỏ, không đội MBH, một tay cầm lái, một tay bấm điện thoại chăm chú, miệng hút thuốc không để ý phía trước.

Tương tự, tại ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã, dù đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, các phương tiện đang dừng xe chờ qua đường, nhiều người vẫn mở điện thoại ra dùng. Do đang dán mắt vào màn hình của những chiếc Smartphone (điện thoại thông minh) nên khi đèn chuyển sang màu xanh nhưng các xe phía trên vẫn không hề hay biết. Chỉ khi hàng loạt tiếng còi xe phía sau phát ra inh ỏi, họ mới giật mình, thốc ga.

“Đường sá đông, đèn báo xanh có 18 giây, nhiều người vẫn lôi điện thoại ra dùng. Còi inh ỏi họ vẫn ngơ ngơ, thế mà không bị phạt”, một người đi đường tại ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã bức xúc.

Thực tế hiện nay, ngoài việc sử dụng điện thoại để nghe, nhiều người còn dùng điện thoại nhắn tin, nghe nhạc, lướt mạng khi đang điều khiển xe. Tại ngã tư Khuất Duy Tiến, một phụ nữ đi xe máy BKS 29G1-354.64, tay cầm lái nhưng mắt lại chăm chú vào màn hình điện thoại. Thỉnh thoảng người này mới ngước lên quan sát rồi lại vội vàng cúi xuống mải mê đọc, nhắn tin.

Dùng camera giám sát, xử phạt

Trao đổi với  PV Báo Giao thông, ông Khuất Việt Hùng cho biết, theo phân tích của CSGT, có khoảng 30% số vụ TNGT do thiếu quan sát, chú ý. Hành vi vừa sử dụng điện thoại, vừa điều khiển xe sẽ làm phân tán, khả năng quan sát, xử lý tình huống bị giảm sút nên nguy cơ gây TNGT rất lớn.

Cũng theo ông Hùng, tình trạng người tham gia giao thông sử dụng điện thoại khi lái xe ngày càng phổ biến do nhận thức của người dân còn hạn chế, mức xử phạt còn thấp. “Thời gian tới, cần tăng cường lắp đặt các hệ thống camera giám sát. Bên cạnh đó, lực lượng CSGT cần tăng cường phát hiện trên đường, xử lý nghiêm các trường hợp nghe điện thoại khi lái xe”, ông Hùng nói.

Về thực trạng này, Trung tá Nguyễn Văn Quỹ, Tổ  trưởng tổ xử lý, Đội CSGT số 1 (Công an TP Hà Nội) cho rằng, đang tập trung nghe điện thoại nên người điều khiển phương tiện sẽ không làm chủ được việc cầm lái trên đường, không chú ý quan sát được mặt đường, hướng đi của dòng phương tiện cùng chiều nên tai nạn có thể ập đến bất kỳ lúc nào. Không những thế, việc vừa đi xe máy vừa nghe điện thoại còn tạo điều kiện cho tội phạm thực hiện các hành vi cướp giật.

Về mức phạt hiện nay, ông Quỹ cho rằng: “Đây là lỗi nguy hiểm nhưng mức xử phạt chưa đủ sức răn đe”.

Lê Tươi

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể, Điểm h, Khoản 1, Điều 6 quy định: Người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy “sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính” sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 nghìn đồng. Tuy nhiên, Nghị định này chưa có qui định về mức xử phạt hành vi này đối với người điều khiển ô tô.

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.