Đời sống

Nghề sản xuất muối truyền thống ở Bạc Liêu: Mùa vụ mới, nỗi lo cũ

18/01/2022, 17:11

Vụ mùa muối mới đang bắt đầu, nhưng diêm dân ở Bạc Liêu lại canh cánh nỗi lo cũ.

Nghề có "tuổi đời" hàng trăm năm

Nghề muối là nghề truyền thống được hình thành và phát triển qua hàng 100 năm tại Bạc Liêu. Đây cũng là địa phương có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước.

Mặc dù vậy, hiện tại, đời sống của diêm dân nơi đây vẫn gặp không ít khó khăn, nhưng người làm muối vẫn đang canh cánh nỗi lo cũ.

img

Nghề làm muối của nông dân Bạc Liêu là nghề truyền thống được hình thành và phát triển qua hàng 100 năm. Bạc Liêu cũng là địa phương có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước. Ảnh: H.T

Nghề làm muối phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và để làm ra được hạt muối, người nông dân phải trải qua rất nhiều công đoạn với sự lao động vô cùng vất vả.

Theo đó, sân muối phải được được xử lý công phu, nền sân thật giẻ và láng để đưa nước biển vào. Rồi từ cái nắng chang chang ấy mà hạt muối kết tinh từ công sức, sự khéo léo, tính toán thật kỹ của người nông dân.

Tuy nhiên, đối với diêm dân, mọi trang trải chi phí sản xuất, sinh hoạt gia đình đều trông chờ vào vụ muối.

Trừ một số ít cá nhân có điều kiện, thường sau vụ muối nếu giá thấp thì họ trữ lại chờ giá cao mới bán, còn lại hầu hết diêm dân đều bán hết để có tiền chi trả nhân công cũng như các trang trải khác trong gia đình.

Nhiều năm trở lại đây, nghề làm muối bấp bênh, rất nhiều gia đình đã không trụ lại được với nghề truyền thống, không ít thanh niên rời bỏ đồng muối, tìm việc nơi xứ người, nên việc tìm nhân công để phục vụ sản xuất khi vào vụ muối cũng rất khó khăn.

Những người ở lại gắn bó với nghề muối đến nay đều là vì đó là nghề cha truyền con nối, họ nặng tình với nghề không thể bỏ được...

Trên cánh đồng muối xã Điền Hải, huyện Đông Hải những ngày này, bầu không không khí khá ảm đạm. Bước vào vụ sản xuất mới, giá muối hiện đang ở mức thấp, từ 800 – 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, các chi phí khác đều tăng cao khiến người làm muối không khỏi lo lắng.

Ông Trần Văn Cộng (ngụ xã Điền Hải, huyện Đông Hải), một diêm dân cả đời gắn bó với nghề muối cho biết, do không tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng, nên nông dân chỉ có thể ứng trước tiền từ các thương lái hoặc vay mượn bên ngoài để có tiền mua vật tư, nhiên liệu, trả cho nhân công. Từ đó chi phí đội lên nhiều.

Phải áp dụng kỹ thuật mới để giữ nghề muối

Những năm gần đây, diêm dân đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sản xuất muối chất lượng cao bằng phương pháp trải bạt nhựa trên sân kết tinh, giúp năng suất gấp đôi, muối được bán với giá cao hơn so với phương pháp sản xuất truyền thống do chất lượng tốt hơn.

Muối Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp Giấy Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2013.

Năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Nghề làm muối ở Bạc Liêu” là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, với những giải pháp như trải bạt... nghề muối của địa phương mới có cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Khi ấy diêm dân mới gắn bó, yên tâm phát triển sản xuất và như vậy nghề sản xuất muối mới có thể được duy trì, chứ không phải chịu cảnh bấp bênh như lâu nay.

Mục tiêu của tỉnh Bạc Liêu, đến năm 2025 duy trì diện tích sản xuất muối của tỉnh là 1.500 ha, sản lượng muối đạt 55.000 tấn/năm, trong đó, diện tích muối kết tinh trên nền trải bạt 120 ha.

Đối với sản xuất muối thủ công, tỉnh định hướng cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối, nhất là hệ thống thủy lợi; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến muối, tăng năng suất tối thiểu 20%, nâng cao giá trị các sản phẩm muối, đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối; máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến muối gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ.

Nhưng ông Nguyễn Hoàng Quốc – Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã (HTX) Huy Điền (xã Điền Hải, huyện Đông Hải) cho biết, có rất ít diêm dân áp dụng phương pháp trải bạt trên, bởi chi phí đầu tư vượt quá khả năng của phần đông bà con.

“Chỉ tính riêng chi phí đầu tư trải bạt nhựa lát nền 1.000 m2, bà con phải đầu tư khoảng 50 triệu đồng, nếu cộng với các khoản chi phí khác sẽ từ 140 - 150 triệu đồng/1.000 m2. Có lẽ vì vậy mà chỉ có 70 ha/1.468 ha diện tích sản xuất muối trải bạt ở Bạc Liêu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.