Giáo dục

Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ xem và không xem TV có sự khác biệt rất lớn khi lớn lên

21/02/2021, 01:00

Khi nhận ra sự tác động của TV đối với trẻ, cha mẹ nên cân nhắc có nên cho con mình xem hay không.

Nếu không cho trẻ sử dụng điện thoại, có lẽ nhiều cha mẹ chọn cách để trẻ xem TV để mình có thể rảnh tay làm những việc khác. Thậm chí một số cha mẹ còn xem TV như “bảo mẫu” khi trẻ khóc, trẻ không nghe lời, trẻ không ăn…

Nhưng hậu quả nghiêm trọng của việc để trẻ tiếp xúc với TV trong thời gian dài như thế nào, các bậc phụ huynh đã thực sự hiểu rõ chưa?

Năm 1998, các giáo sư tại Đại học Harvard đã đưa ra đề xuất:

1. Không cho trẻ em dưới 2 tuổi tiếp xúc với TV.

2. Trẻ em từ 2-4 tuổi không được xem TV quá 1 giờ.

3. Trẻ em từ 4-8 tuổi không được sử dụng các sản phẩm điện tử quá 2 giờ.

Gợi ý này được đưa vào sách nuôi dạy trẻ của nhiều quốc gia như Pháp, Nhật, Đức, Mỹ… Năm 2008, Pháp cấm tất cả các chương trình về trẻ em dưới 3 tuổi. Nội dung của các kênh dành cho trẻ em phải được xem xét nghiêm ngặt trước khi trẻ có thể xem.

img

Nhiều người thắc mắc rằng, giữa một đứa trẻ xem TV và không xem TV khác biệt như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này, các giáo sư tại Đại học Harvard cho rằng, có 3 yếu tố khác biệt lớn nhất.

Ảnh hưởng đến thị giác

Trẻ em thích xem TV luôn ngồi trước màn hình trong thời gian dài. Lúc này, mắt không được nghỉ ngơi, cộng với ánh sáng từ màn hình TV rất dễ làm cay mắt trẻ, gây ra tình trạng khô và mỏi mắt. Đây là nguyên nhân gây ra cận thị ở trẻ.

Ngược lại, trẻ em không thích xem TV sẽ dành nhiều thời gian trên các môn thể thao ngoài trời và chơi với đồ chơi. Mắt của những trẻ này không bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng TV. Việc trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên bên ngoài không những tốt cho mắt mà còn liên quan đến khả năng nhìn nhận mọi thứ.

Vậy nên, sự khác biệt của trẻ xem và không xem TV ngoài thị lực còn liên quan nhiều đến tầm nhìn, khả năng quan sát khác nhau, ảnh hưởng đến sự nhận thức giữa thế giới thực và ảo khi lớn lên.

Ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ

Nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng, trẻ thích xem TV có kỹ năng ngôn ngữ kém hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Vì mỗi chương trình phát trên TV đều được nhân viên thiết kế cẩn thận, có thể thu hút sự chú ý của trẻ để chúng đắm chìm trong đó. Về lâu dài, trẻ có khả năng quen với thế giới ảo trên TV, không giao tiếp được với thế giới thực và khả năng biểu đạt cũng kém đi.

img

Trẻ không thích xem TV có nhiều thời gian để giao tiếp với người khác, cảm nhận được sức hấp dẫn của ngôn ngữ khi đối thoại, do đó, kỹ năng diễn đạt của trẻ sẽ ngày càng tiến bộ hơn. Với kỹ năng diễn đạt tốt, trẻ sẽ có lợi thế lớn trong việc bước vào xã hội sau này. Vì vậy trẻ thích xem TV có thể sẽ kém khả năng ngôn ngữ khi lớn lên.

Ảnh hưởng đến sự tập trung

Năm 2000, Đại học Harvard đã tiến hành một cuộc khảo sát và phát hiện ra rằng, khi trẻ khoảng 3 tuổi xem TV trong 1 giờ, khả năng tập trung của trẻ sẽ giảm khoảng 10% khi lên 6 tuổi.

Nguyên nhân chính là do tivi có màu sắc tươi sáng, âm thanh mạnh, nếu xem tivi lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác và thính giác của trẻ, khiến trẻ mất tập trung khi học.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.