Du lịch

Ngôi chùa kỳ bí trên ngọn núi cao 2.000m quanh năm mây phủ

30/01/2020, 19:00

4 yếu tố gồm thác mây, sương mù, ảo ảnh, ánh sáng đã tạo nên màu sắc kỳ bí cho núi này.

Mặc dù Trung Quốc có rất nhiều ngọn núi nổi tiếng và nhiều ngôi chùa cổ đẹp như tranh. Nhưng số lượng những nơi có cảnh đẹp được đưa vào Di sản thiên nhiên thế giới thì không nhiều. Một trong số đó phải kể đến núi Phạn Tịnh, được biết như là ngọn núi đẹp nhất ở tỉnh Quý Châu.

img

Núi Phạn Tịnh là một trong những nơi hiếm hoi còn lưu giữ một võ đường và khu bảo tồn thiên nhiên ở Trung Quốc. Nằm ở độ cao 2.000m so với mực nước biển, bên trong ngọn núi có tổng cộng 50 ngôi chùa Phật giáo. Do đó, nơi này cũng được biết đến là nơi hành hương của nhiều Phật tử nhất Trung Quốc.

img

Trên núi Phạn Tịnh có một ngôi chùa có mái vòm vàng đặc biệt, còn được gọi là "mái vòm vàng trên tầng mây đỏ". Cái tên này xuất phát từ nguyên do vào buổi sáng, mây ở trên núi có màu ửng đỏ bao quanh ngôi chùa. Cảnh tượng tuyệt đẹp này cũng khiến cho nhiều người lặn lội từ xa đến để chiêm ngưỡng.

img

img

Ngoài ra còn có một sự tích về "mái vòm vàng trên tầng mây đỏ". Theo đó, mái vòm vàng ban đầu chỉ là một hòn đá trong trận chiến giữa Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc. 2 vị quan âm này đã dùng 1 thanh kiếm vàng chẻ đôi hòn đá và mỗi người đứng 1 bên. Hòn đá lớn bị cắt làm đôi đã tạo nên cảnh quan hiếm có giữa núi rừng. Vì vậy, người dân đã xây dựng 2 bên 2 ngôi đền để thờ Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc.

img

Do độ cao bất thường của núi Phạn Tịnh, những đám mây và sương mù lúc nào cũng bao quanh nên nơi này giống như một chốn thần tiên. 4 yếu tố gồm thác mây, sương mù, ảo ảnh, ánh sáng đã tạo nên màu sắc kỳ bí cho núi Phạn Tịnh.

img

Ngoài ra, nơi này còn có một hòn đá hình dạng cây nấm, cao khoảng 10 mét và có lịch sử lên tới 1 tỷ năm. Núi Phạn Tịnh là nguồn cảm hứng cho rất nhiều họa sĩ và nhiếp ảnh gia.

img

img

Năm 2018, núi Phạn Tịnh đã chính thức được đưa vào danh sách Di sản thiên nhiên thế giới tại hội nghị Di sản Thế giới ở Manama, Bahrain.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.