Du lịch

Ngôi đền 1000 năm tuổi ở Ấn Độ và những bí mật xung quanh nó

02/04/2020, 19:00

Tại sau vào thế kỷ 11 người ta có thể vận chuyển những tảng đá nặng hàng chục tấn lên trên đỉnh cao chót vót? Đó là câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Ấn Độ được gọi là đất nước của những ngôi đền và trung tâm hành hương. Lý do cho điều này là người dân ở Ấn Độ tin vào Chúa trời đến mức họ không ngần ngại xây dựng những ngôi đền khổng lồ. Rất nhiều ngôi đền trong số đó chứa đựng những bí ẩn mà cho đến nay vẫn không có lời giải đáp.

img

Đền Brihadeeswarar, nằm ở Tanjore, Tamil Nadu, Ấn Độ là một trong số những ngôi đền như vậy. Nó được xây dựng bởi hoàng đế Raja Raja Chola I, người cai trị trong khoảng thời gian 1003-1010 sau Công nguyên.

img

Chuyện kể rằng sau khi nhìn thấy đền thờ Pallava Rajasimha ở Kanchipuram, hoàng đế Raja Raja Chola I đã có ước mơ thành lập một ngôi đền khổng lồ như vậy cho Chúa Shiva. Đền Brihadeeswarar là công trình đầu tiên trong số tất cả các tòa nhà, sử dụng đá granit hoàn toàn và nó đã hoàn thành trong vòng 5 năm từ 1004-1009 sau Công nguyên.

img

Đây có lẽ là ngôi đền đầu tiên và duy nhất trên thế giới làm bằng đá granite. Nó nổi tiếng trên toàn thế giới về sự hùng vĩ, kiến ​​trúc độc đáo và mái vòm nổi bật. Ngôi đền này là một phần của Di sản Thế giới được UNESCO công nhận là đền thờ Chola Great Living Chola cùng với đền Brihadeeswarar, Gangaikonda Cholapuram và Airavatesvara.

img

Ngôi đền này có 13 tầng, cao khoảng 66m, tọa lạc trên một khu vực trên cao có diện tích 320.000m2. Điều đáng nói là có một khối đá trên đỉnh nặng tới 80 tấn. Vậy làm thế nào mà một hòn đá nặng như vậy lại có thể được đưa lên đỉnh của ngôi đền trong thế kỷ 11. Cho tới nay người ta vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời chính xác cho những thắc mắc này.

img

Ước tính có khoảng 130.000 tấn đá granite đã được sử dụng để xây dựng ngôi đền. Bên cạnh đó, bí ẩn về các thợ điêu khắc làm thế nào để chạm khắc bức tượng thần bò Nandi nặng tới 20 tấn trên phiến đá dài 4.9m, cao 4m ở lối vào cũng chưa có lời giải.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.