Xã hội

Người bán hàng rong, xe ôm cần thủ tục gì để nhận tiền hỗ trợ Covid-19?

05/07/2021, 18:29

Xe ôm truyền thống, người bán hàng rong, bán vé số... không cần giấy xác nhận thường trú vẫn được nhận tiền hỗ trợ thiệt hại bởi dịch Covid-19.

img

TP.HCM đang tập trung lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trên toàn thành phố.TP.HCM, gói hỗ trợ 886 tỷ đồng sẽ được giải ngân từ nay đến hết 12/202

Chiều 5/7 Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và xã hội TP.HCM Lê Minh Tấn cho biết, gói hỗ trợ trị giá 886 tỷ đồng cho người dân chịu thiệt hại bởi dịch Covid -19 sẽ được giải ngân 6 tháng từ tháng 7/2021 đến hết tháng 12/2021.

Vậy người dân cần những thủ tục nào để được hưởng tiền hỗ trợ này?

Theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP.HCM, đối với lao động bị chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ cần làm tờ khai theo mẫu, phô tô quyết định hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động. Sau đó gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình sinh sống là xong hồ sơ.

Sau khi tiếp nhận, trong 1 ngày làm việc, cơ quan bảo hiểm xã hội các quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ rà soát, kiểm tra về gửi UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức. Trong 4 ngày làm việc, UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ quyết định hỗ trợ. Tiền hỗ trợ sẽ được chuyển qua tài khoản người lao động, hoặc chi trả trực tiếp.

Riêng với người lao động tự do không cần giấy xác nhận thường trú. Tổ dân phố, khu phố sẽ lập danh sách theo mẫu và gửi lên xã, phường, thị trấn để rà soát xét duyệt. Sau 2 ngày công khai danh sách thống kê, hồ sơ sẽ được UBND cấp quận, huyện,TP Phủ Đức thẩm định và gửi kết quả về xã, phường, thị trấn để chi trả tiền mặt trực tiếp cho người dân.

Đây là gói hỗ trợ lần 2 của thành phố với tổng số tiền 886 tỷ đồng danh cho 6 nhóm đối tượng. Các đối tượng gồm: người lao động tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động bị mất việc… và các hộ kinh doanh phải dừng hoạt động, các thương nhân tại các chợ truyền thống.

Trong gói hỗ trợ này bao gồm có cả chính sách hỗ trợ tiền ăn cho bị người áp dụng biện pháp cách ly y tế với mức 80.000 đồng/người/ngày.

Đồng thời, hỗ trợ cho người tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 với mức hỗ trợ 120.000 đồng/người/ngày. Ngoài ra cho người tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ 120.000 đồng/người/ngày.

Về hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, TP sẽ hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người (hỗ trợ 1 lần).

Riêng đối với lao động nữ đang mang thai thì được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người; người lao động đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ, hoặc cha, hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng.

Với người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mức hỗ trợ một lần là 1,8 triệu đồng/người. Phụ nữ mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.

Đặc biệt, trong gói hỗ trợ có ngân sách dành cho những người lao động tự do. Cụ thể là những bán hàng rong, xe ôm truyền thống, người buôn bán nhỏ lẻ, thu gom rác, phế liệu; bốc vác, chuyển hàng bằng xe ba gác, thô sơ; bán lẻ vé số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả bảo vệ, giúp việc.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.