Xã hội

Người dân Hà Nội tấp nập tiễn ông Táo về trời

01/02/2016, 19:01

Thả cá chép tiễn ông Táo về trời là một trong những nghi thức từ lâu đời vào ngày 23 Tháng Chạp.

ảnh 17
Người dân hóa vàng hương sau khi làm lễ cúng ông Công, ông Táo tại khu phố cổ Hà Nội trưa 23 tháng Chạp diễn ra nhộn nhịp 

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, ngày 23 Âm Lịch khắp phố phường, sông hồ tại Hà Nội, người dân nhộn nhịp đốt vàng, thả cá tiễn ông Táo về trời.

Ngoài việc thực hiện theo phong tục truyền thống, hành động này còn thể hiện tinh thần nhân đạo của người dân Việt Nam với ý nghĩ “thả cá là phóng sinh”. Người xưa cho rằng, ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc hoàng. Và tới đêm Giao thừa, vị Táo quân khác sẽ quay trở lại dân gian để ghi chép những việc xảy ra trong năm mới.

ảnh 5
 Người dân thả cá tại Bờ Hồ Hoàn Kiếm để tiễn ông Táo về trời. Hiện tượng thả cá túi nilon lẫn cá xuống hồ không còn nữa
ảnh 6
Anh Hoàng (Hà Nội) xuống tận mép hồ để thả cá. Anh cho biết “Nếu đứng từ trên thả xuống, rất có thể cá bị đập vào bờ đá dẫn đến bị thương hoặc chết. Như thế, ông Táo không cưỡi được và không mang lại điều tốt đẹp”.
ảnh 9
Với khẩu hiệu “Thả cá đừng thả nilon”, hơn 100 tình nguyện viên đến từ các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội đã có mặt tại cầu Long Biên trong suốt 4 ngày qua (bắt đầu từ 29/1) để tuyên truyền, hướng dẫn người dân thả cá, tránh việc xả túi nilon xuống sông Hồng.
ảnh 11
“Đây là năm thứ hai em tham gia hoạt động tình nguyện này. Em cảm thấy rất vui khi có thể góp sức bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của người dân” – bạn Trương Thị Dung (sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam) chia sẻ.
ảnh 12

Thay vì thả cá trực tiếp từ trên cao xuống lòng sông, nhóm tình nguyện Cá chép đã thiết kế bộ “ròng rọc” bằng dây thừng và xô nhựa để đựng cá vào trong và nhẹ nhàng đưa xuống sông.

ảnh 13
Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, nhóm tình nguyện Cá Chép vẫn hăng say làm việc, thậm chí, đến tận nơi thuyết phục người dân đưa cá cho mình thả.
ảnh 10

Dù vậy, vẫn còn một bộ phận người dân cố tình thả tro hương, cá từ trên cầu xuống sông gây ảnh hưởng môi trường và an toàn giao thông. Bạn Cao Thị Hiến (sinh viên năm 2, Học viện Ngân hàng) chia sẻ: “có những người trông rất dữ dằn khi chúng em thuyết phục và ngăn lại còn mắng chúng em. Tro hương gặp gió bay tứ tung nên rất nguy hiểm và phản cảm”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.