Du lịch

Người dân ở ngôi làng Trung Quốc tự tay đào đường xuyên núi vì… quá cô đơn

31/07/2021, 19:00

Đường hầm Gouliang thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc được người dân đào bằng các công cụ đơn giản như đục và búa với mong muốn được kết nối với thế giới bên ngoài.

Trong nhiều thế kỉ, người dân của ngôi làng nhỏ Guoliang nằm trên đỉnh vách núi đá treo leo Taihang ở Trung Quốc gần như bị tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

Con đường duy nhất để ra vào ngôi làng là leo 720 bậc thang “Sky Ladder” được chạm khắc vào núi từ thời nhà Tống. Điều này đã khiến mọi sinh hoạt trong làng trở nên vô cùng khó khăn.

Chính vì vậy, những người dân nơi đây sau khi họp làng đã quyết định tự đào một đường hầm xuyên núi để kết nối Guoliang với thế giới bên ngoài.

img

“Trước kia, cuộc sống của chúng tôi rất khó khăn. Hàng hóa từ bên ngoài không thể được vận chuyển vào làng và nông sản từ làng không thể đưa được đến những nơi khác. Chúng tôi còn phải giới hạn lợn ở mức 50 - 60 kg nếu không thì rất khó để khiêng xuống núi”, Song Baoqun, một người dân 72 tuổi chia sẻ.

img

Mặc dù không hề có bất kì kinh nghiệm hoặc kiến thức kĩ thuật nào, song 13 người dân khỏe nhất của làng Guoliang vẫn tình nguyện bắt đầu công việc đào hầm trên núi.

Chỉ sử dụng những công cụ thô sơ như đục và búa, họ đã buộc dây thừng để đi xuống sườn núi Taihang, chạm khắc từng chút một. Ở giai đoạn khó khăn nhất, cứ 3 ngày là đường hầm chỉ được thông thêm 1m, nhưng điều quan trọng là không ai bỏ cuộc.

img

Khi đường hầm về cơ bản đã hình thành, càng có nhiều dân làng tham gia góp sức. Trong vòng 5 năm, đường hầm Guoliang dài 1250 mét đã được hoàn thành. Lần đầu tiên, ngôi làng Guoliang hẻo lánh có thể được tiếp cận với thế giới xung quanh.

img

Sau khi đường hầm được đào thủ công hoàn thành, Guoliang từ một ngôi làng nhỏ không ai biết sự tồn tại đã trở thành một địa điểm du lịch nhộn nhịp. Nằm ở độ cao 1700 mét so với mực nước biển, nó sở hữu một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và được công nhận là trong 8 kì quan của thế giới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.