Y tế

Người đàn ông không uống rượu nhưng bị suy thận, "thủ phạm" không ai ngờ tới

07/02/2021, 19:00

Món ăn khoái khẩu này được rất nhiều người yêu thích, nếu ăn nhiều sẽ dẫn tới một số bệnh nghiêm trọng.

Mặc dù hút thuốc, uống rượu có thể khiến con người trở nên phấn khích, giảm bớt căng thẳng và tâm trạng tồi tệ, nhưng chúng chứa rất nhiều chất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, đặc biệt là gan, thận.

Nhiều người cho rằng, nếu bỏ hết những thói quen xấu này, cơ thể sẽ được bảo vệ tốt hơn. Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp dù không hút thuốc hay uống rượu, nhưng các cơ quan quan trọng như gan, thận vẫn bị tổn thương.

img

Anh Lưu (44 tuổi) ở Trung Quốc không có thói quen uống rượu, nhưng gần đây thường bị đau lưng. Anh nghĩ rằng, mình làm việc mệt mỏi nên chủ quan nghỉ ngơi để làm dịu cơn đau trong chốc lát. Hơn 1 tuần sau đó, tình trạng đau lưng của anh không cải thiện, thậm chí còn nghiêm trọng hơn, khi đi tiểu còn có cảm giác đau buốt. Lúc này, anh nhận ra cơ thể của mình có vấn đề nên vội vàng đến bệnh viện kiểm tra.

Kết quả cho thấy, hàm lượng axit uric cao tới 860, anh Lưu được chẩn đoán bị suy thận. Khi nghe như vậy, anh không thể tin được, cho rằng mình không hút thuốc hay uống rượu, tại sao lại bị suy thận?

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ nhận ra nguyên nhân khiến anh Lưu bị axit uric cao là do thói quen ăn gan lợn quá nhiều. Vì đặc biệt thích món ăn này, anh ăn nó mỗi ngày. Mặc dù gan lợn rất ngon, nhưng dẫu sao nó vẫn là nội tạng động vật, chứa hàm lượng purin rất cao.

img

Thực phẩm chứa nhiều purin không chỉ khiến cơ thể phát phì, gây bệnh gút mà còn khiến lượng axit uric tích tụ lại nhiều trong thận, gây suy thận.

Không muốn tăng axit uric, cần tránh 4 loại thực phẩm này

- Hải sản

Nhiều người thích ăn hải sản bởi hương vị thơm ngon bổ dưỡng của nó. Tuy nhiên, hải sản chứa nhiều purin, thỉnh thoảng ăn một ít sẽ không sao, nhưng ăn thường xuyên sẽ làm tăng purin, tăng gánh nặng cho thận.

img

- Đồ uống có ga

Nước ngọt có ga là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích, nhưng nó chứa quá nhiều chất phụ gia và đường hóa học. Sau khi những chất này vào cơ thể, nó khiến cho máu đặc lại, gây tắc nghẽn mạch máu, đồng thời tăng axit uric, gây ra bệnh gút hoặc suy thận.

- Thực phẩm chứa axit oxalic

Những thực phẩm chứa axit oxalic phổ biến trong cuộc sống như các loại đậu, rau muống, rau ngót, cải bó xôi… Người bị axit uric cao nên hạn chế tiêu thụ, bởi sau khi axit uric vào cơ thể, nó sẽ gây ra một số phản ứng hóa học tạo thành canxi oxalat, hình thành sỏi thận.

- Rượu

Rượu sau khi vào cơ thể không chỉ kích thích nhiều cơ quan khác nhau, mà còn tăng gánh nặng, khiến các cơ quan không thể hoạt động bình thường. Axit uric trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài, tích tụ lại bên trong cơ thể, có hại cho thận.

Để giảm axit uric, cần phải làm gì?

- Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên không chỉ duy trì sức khỏe tốt, mà còn làm thuyên giảm rất nhiều bệnh. Axit uric dư thừa trong cơ thể cũng được đào thải ra ngoài kịp thời. Các bài tập thể dục phổ biến như chạy bộ, đạp xe, yoga… nên được lựa chọn. Người trung niên và cao tuổi không nên tập gắng sức, tập 3-4 lần mỗi tuần là được.

img

- Uống nhiều nước

Nước là cội nguồn của sự sống, 70% cơ thể người là nước. Việc uống nước đầy đủ sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giúp ổn định nồng độ axit uric.

- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Người có nồng độ axit uric cao nên đến bệnh viện khám định kỳ để biết được tình trạng cơ thể mình và điều trị kịp thời.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.