Thời sự Quốc tế

Người dân thế giới chọn mặc màu gì trong ngày đầu năm mới?

22/01/2023, 13:30

Các nước trên thế giới đều có quan niệm riêng trong việc chọn trang phục và màu sắc để mang lại may mắn đầu năm mới.

Trong dịp mừng năm mới, dù là Tết dương hay Tết Nguyên đán, mỗi nước có quan niệm riêng trong việc chọn màu quần áo để mang lại may mắn đầu năm mới. Tại Brazil, người dân có truyền thống mặc đồ màu trắng vào đêm giao thừa, trừ đồ lót hoặc đồ bơi để cầu may mắn và bình an. 
Màu trắng trong quan niệm truyền thống của họ là một màu đem lại sự may mắn, yên bình, mở ra một cơ hội mới, khởi đầu mới tốt đẹp. Đặc biệt, tại Rio de Janeiro, mọi người sẽ cùng nhau tới bờ biển ngắm nhìn những màn biểu diễn pháo hoa tuyệt vời, lộng lẫy, nở rộ trên nền bầu trời đêm.

Trong dịp mừng năm mới, dù là Tết dương hay Tết Nguyên đán, mỗi nước có quan niệm riêng trong việc chọn màu quần áo để mang lại may mắn đầu năm mới. Tại Brazil, người dân có truyền thống mặc đồ màu trắng vào đêm giao thừa, trừ đồ lót hoặc đồ bơi để cầu may mắn và bình an. Màu trắng trong quan niệm truyền thống của họ là một màu đem lại sự may mắn, yên bình, mở ra một cơ hội mới, khởi đầu mới tốt đẹp. Đặc biệt, tại Rio de Janeiro, mọi người sẽ cùng nhau tới bờ biển ngắm nhìn những màn biểu diễn pháo hoa tuyệt vời, lộng lẫy, nở rộ trên nền bầu trời đêm.

Ở Philippines, năm mới, người dân thường mặc đồ chấm bi với mong muốn gặp nhiều may mắn bởi hình tròn là đại diện cho sự thịnh vượng ở quốc gia này.

Ở Philippines, năm mới, người dân thường mặc đồ chấm bi với mong muốn gặp nhiều may mắn bởi hình tròn là đại diện cho sự thịnh vượng ở quốc gia này.

Tại Trung Quốc, màu sắc chủ đạo trong ngày Tết tại nước này luôn là màu đỏ tươi. 
Với phụ nữ, trang phục truyền thống thường là sườn xám vì vừa kín đáo, vừa gợi cảm. Loại trang phục này được ra đời cách đây hơn 2.000 năm. Ở thời hiện đại, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình cũng được rất nhiều cô gái ưa chuộng.

Tại Trung Quốc, màu sắc chủ đạo trong ngày Tết tại nước này luôn là màu đỏ tươi. Với phụ nữ, trang phục truyền thống thường là sườn xám vì vừa kín đáo, vừa gợi cảm. Loại trang phục này được ra đời cách đây hơn 2.000 năm. Ở thời hiện đại, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình cũng được rất nhiều cô gái ưa chuộng.

Tại Hàn Quốc, năm mới phụ nữ Hàn Quốc truyền thống thường diện các bộ hanbook. Màu sắc trang phục hanbok truyền thống thường sặc sỡ, tươi sáng do đó đường phố ngày Tết của Hàn Quốc cũng tràn ngập màu sắc tươi vui.

Tại Hàn Quốc, năm mới phụ nữ Hàn Quốc truyền thống thường diện các bộ hanbook. Màu sắc trang phục hanbok truyền thống thường sặc sỡ, tươi sáng do đó đường phố ngày Tết của Hàn Quốc cũng tràn ngập màu sắc tươi vui.

Tại Nhật Bản – xứ sở anh đào, theo truyền thống, ngày Tết người dân thường mặc các bộ kimono. Những màu sáng có sắc nóng như màu đỏ thường được dùng cho trẻ em và phụ nữ chưa kết hôn, phụ nữ đã có chồng thường mặc kimono màu lạnh và thiết kế tay ngắn.

Tại Nhật Bản – xứ sở anh đào, theo truyền thống, ngày Tết người dân thường mặc các bộ kimono. Những màu sáng có sắc nóng như màu đỏ thường được dùng cho trẻ em và phụ nữ chưa kết hôn, phụ nữ đã có chồng thường mặc kimono màu lạnh và thiết kế tay ngắn.

Vào ngày Tết truyền thống, người dân Mông Cổ cũng thường mặc những bộ quần áo truyền thống. Trong môi trường lạnh giá ở thảo nguyên Bắc Á, trang phục dân tộc của người Mông Cổ đón năm mới có nhiều nét đặc trưng, bao gồm: Áo choàng Deel, thắt lưng, giày cao cổ (ủng) và những đồ trang trí. Tuy nhiên, mỗi một thị tộc, bộ tộc và những nhóm sắc tộc khác nhau thì trang phục cũng có những khác biệt về hình dáng, vật liệu phân biệt theo vùng, tuổi và tình trạng hôn nhân của người mặc. Và chỉ người Mông Cổ mới có thể phân biệt được điều này.

Vào ngày Tết truyền thống, người dân Mông Cổ cũng thường mặc những bộ quần áo truyền thống. Trong môi trường lạnh giá ở thảo nguyên Bắc Á, trang phục dân tộc của người Mông Cổ đón năm mới có nhiều nét đặc trưng, bao gồm: Áo choàng Deel, thắt lưng, giày cao cổ (ủng) và những đồ trang trí. Tuy nhiên, mỗi một thị tộc, bộ tộc và những nhóm sắc tộc khác nhau thì trang phục cũng có những khác biệt về hình dáng, vật liệu phân biệt theo vùng, tuổi và tình trạng hôn nhân của người mặc. Và chỉ người Mông Cổ mới có thể phân biệt được điều này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.