Y tế

Người dễ mắc ung thư dạ dày và những dấu hiệu phải đi khám lập tức

10/12/2019, 13:00

Bạn cần biết các đối tượng sau có nguy cơ cao mắc căn bệnh ung thư dạ dày, khi có những dấu hiệu này cần đi khám ngay.

Theo thống kê của Bệnh viện K, ung thư dạ dày là ung thư đường tiêu hóa đứng thứ 3 trong các loại ung thư gây tử vong trên thế giới.

Điều đáng tiếc là ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, trong khi đó đa số người bệnh đến khám và điều trị căn bệnh này tại Bệnh viện K ở giai đoạn muộn, đã di căn, gây khó khăn trong việc điều trị và tốn kém về kinh phí.

img

Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng mãn tính, nhiễm HP nên đi tầm soát ung thư dạ dày.

Vậy làm thế nào để biết ai là người có nguy cơ cao mắc căn bệnh ung thư dạ dày? Những dấu hiệu nào cần đi khám ngay dạ dày?

PGS.TS. Vũ Hồng Thăng, Phó trưởng khoa Điều trị nội 4, Bệnh viện K; Phó trưởng Bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội, có rất nhiều nguy cơ có thể dẫn đến mắc ung thư đường tiêu hóa nhưng người ta hay nói đến chế độ dinh dưỡng không hợp lý như ăn nhiều thịt đỏ, thịt cháy, ít chất xơ...; những người mắc các bệnh mạn tính cũng có nguy cơ cao trong đó phải kể đến người bệnh viêm loét dạ dày mạn tính, viêm đại trực tràng mạn tính, béo phì….

Theo PGS - TS Vũ Hồng Thăng, phần lớn ung thư đường tiêu hóa phát triển từ polyp, người đã điều trị ung thư, có polyp tuyến dễ mắc ung thư, đặc biệt có u tuyến trước 60 tuổi.

Các đối tượng có nguy cơ sau cần tầm soát ung thư dạ dày

- Nên sàng lọc từ tuổi 50 trở lên, còn người dưới 50 tuổi nếu có thiếu máu, đại tiện phân lẫn nhầy máu thì cũng cần đi soi sớm.

- Có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa... thì nên soi kiểm tra đại trực tràng bằng ống mềm cứ 3-5 năm/ lần cho các thành viên trong gia đình có tuổi đời trẻ hơn 10 tuổi tính từ người bệnh trẻ nhất trong gia đình, có thể người từ tuổi 40 trở lên.

- Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính, nhiễm HP.

- Người có thói quen ăn uống nhiều đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng.

- Người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia.

- Người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư dạ dày: đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài, …

Đối với người bệnh đã điều trị ung thư thì cần soi kiểm tra phần còn lại xem có polyp hay ung thư phần đại tràng còn lại hay không.

Tuy nhiên, đối với người có tuổi đời trên 75 mà đã soi trước đây bình thường thì không cần sàng lọc tiếp. Người đã có polyp nhỏ đã cắt bỏ thì nên định kỳ sau 5-10 năm, còn đã cắt polyp lớn thì soi lại sau cứ 3 năm.

Những triệu chứng của ung thư dạ dày là gì?

Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng có thể gồm:

- Sút cân

- Đau trướng bụng, đặc biệt vùng trên rốn

- Mệt mỏi, chán ăn hoặc cảm giác ậm ạch khó tiêu

- Buồn nôn, nôn

- Đi ngoài phân đen

- Sờ thấy u ở bụng

Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư dạ dày. Nhưng khi bạn có các triệu chứng trên, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh ung thư dạ dày

– Duy trì cân nặng lý tưởng và chăm tập thể dục.

– Hạn chế bia, rượu và các chất kích thích.

– Sử dụng những thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ ăn giàu chất xơ

Chế độ ăn giàu chất xơ và đầy đủ dinh dưỡng khác, hạn chế chất béo sẽ tốt cho sức khỏe của bạn

- Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày ngay khi phát hiện bệnh

– Khám tầm soát và xử lý triệt để các khối polype, u lành trong dạ dày.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.