Hồ sơ tài liệu

Người Đông Âu ở thị trấn Anh bị… “ghẻ lạnh” vì Brexit?

29/06/2016, 05:39

Thị trấn Hull nằm ở miền bắc nước Anh có tỉ lệ ủng hộ Brexit lên tới gần 68%, theo CNN.

article-2510411-1987979500000578-809_634x355

Hull là một thị trấn nằm ở miền bắc nước Anh, một trong những khu vực nghèo của nước Anh. (Ảnh: Daily Mail)

Trong đó, một trong những nguyên do mà cư dân Hull đưa ra là, họ không còn cảm thấy an toàn khi người nhập cư Đông Âu đổ vào thị trấn.

Jacko Paul, người sống ở khu Orchard, thị trấn Hull – đã bỏ phiếu “rời EU” nói: “Không còn an toàn nữa rồi. Trước đó, chúng tôi là một cộng đồng thực sự gắn bó, nhưng bây giờ có quá nhiều “băng đảng” Đông Âu xung quanh chúng tôi”…

Susan Lightfoot, cũng sinh ra ở Hull, cô cũng bỏ phiếu ủng hộ Brexit. “Quá nhiều thứ xảy ra khiến chúng tôi chọn rời đi. Không ai biết những gì xảy ra hiện tại là tốt hay xấu, chúng tôi cũng chẳng biết chúng tôi sẽ đi về đâu”, Susan nói. Cô cho biết thêm, nhiều người dân ở Hull lựa chọn ra khỏi EU vì họ lo lắng về tình trạng người nhập cư.

Lái xe xuống đường Beverley ở Hull, PV CNN đi qua một chuỗi các cửa hàng  “Polski Sklep” của Ba Lan và nhiều cửa hàng Đông Âu khác. Thế nhưng, điều đáng nói là giữa thị trấn nước Anh này, người nhập cư cảm thấy… lạc lõng.

Một chủ tiệm làm đẹp người Ba Lan, giấu tên cho biết, cô ấy đã khởi nghiệp ở Hull 10 năm trước và vẫn chưa thôi ám ảnh những gì trải qua: “Tôi rất lo lắng cho tương lai cửa hàng của tôi, hầu hết khách hàng của tôi là người Đông Âu, dường như người Anh không tin tưởng kỹ thuật của chúng tôi”, cô này nói.

Cô chủ này còn chia sẻ, vì 2 đứa con mình sinh ra ở Anh, cô sẽ khó khăn khi đưa chúng trở lại Ba Lan vì sợ con không thể hòa nhập.

Một người mua hàng ở Ba Lan khi được CNN hỏi cho biết, cô chủ yếu làm việc với người Anh. Nhưng một trong số họ đã ngừng trò chuyện với cô này sau khi trưng cầu dân ý diễn ra. Cô nói, nếu tình trạng này tiếp tục, cô sẽ dọn đồ trở về Ba Lan sống, vì không muốn bám trụ lại ở một mảnh đất mà mình không được chào đón. Phân biệt chủng tộc và xã hội ngày càng sâu sắc hơn kể từ khi Vương quốc Anh tổ chức trưng cầu dân ý về việc rời hay ở lại EU.

Trong khi đó, Angus Young, người theo dõi mảng chính trị cho một tờ báo địa phương ở Hull thì cho biết, kết quả bỏ phiếu ở thị trấn này khiến anh bị… sốc. Trước đó, những người nhập cư châu Âu mà anh biết tràn đầy sinh lực, họ hòa nhập vào nền kinh tế, mở các cửa hàng trên phố. Mới đây, công ty Đức Siemens và một công ty Cảng biển Anh đã đầu tư hơn 300 triệu bảng cho một nhà máy sản xuất tuabin ở Hull, mở ra những cơ hội việc làm mới. Nhưng nhiều người thì cho rằng, điều này chẳng thay đổi được gì.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.