• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Người lớn phải gương mẫu, trẻ em mới an toàn

30/12/2016, 06:25

Đó chia sẻ của Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thạch khi trao đổi với Báo Giao thông...

5

Ông Nguyễn Văn Thạch

Đó chia sẻ của Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thạch khi trao đổi với Báo Giao thông về công tác phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT) cho trẻ em. Theo ông Thạch, để có một xã hội giao thông an toàn, trước tiên người lớn phải gương mẫu chấp hành nghiêm pháp luật giao thông.

Tai nạn thương tích trẻ em việt nam cao nhất khu vực

Ông đánh giá thế nào về tình hình TNTT đối với trẻ em ở Việt Nam?

Tôi cho rằng, TNTT liên quan đến trẻ em đang là hồi chuông báo động. TNTT có nhiều loại nhưng nguy hiểm và chiếm tỷ lệ lớn nhất là TNGT và đuối nước. Thống kê mỗi năm ở nước ta có khoảng 1.900 trẻ em thiệt mạng vì TNGT và khoảng gần 2.500 trẻ em bị đuối nước. Con số này cao nhất khu vực Đông Nam Á và gấp 8 lần so với các nước có thu nhập cao. Điều này chứng tỏ nguy cơ trẻ em bị TNGT và đuối nước rất cao.

Một trong những nguyên nhân gây TNGT và đuối nước ở trẻ em là do sự bất cẩn của người lớn. Quan điểm của ông thế nào?

Đó là một nguyên nhân quan trọng. Tôi nói ví dụ ở các gia đình nông thôn và ngay cả những khu vực ngoại thành các thành phố lớn, rất nhiều ao hồ, sông, suối, giếng nước... không được che chắn, hàng rào bảo vệ và có những cảnh báo nguy hiểm cần thiết để các em biết mà phòng tránh. Vậy nên, nhiều em học sinh mỗi lần đi chơi hay đi học cùng bạn bè thường rủ nhau tắm sông, suối, ao, hồ và không may bị đuối nước. Đáng buồn là có nhiều trường hợp trẻ em bị đuối nước ở ao hồ ngay trong khuôn viên đất của gia đình. Đó chính là sự bất cẩn của người lớn không cảnh báo hay hướng dẫn các em.

"Vai trò của nhà trường là rất quan trọng, các thày cô giáo có kiến thức sư phạm, tiếng nói có sức thuyết phục và có ảnh hưởng sâu sắc tới học sinh, vì vậy để các thày cô giáo hướng dẫn an toàn cho học sinh tôi cho là rất hiệu quả. Tuy nhiên, vai trò của nhà trường, của các bậc phụ huynh và người lớn rất quan trọng để tạo tâm lý, ý thức chấp hành luật giao thông trong các em”.

Ông Nguyễn Văn Thạch

Còn đối với TNGT, chỉ cần ra các cổng trường, ra đường sẽ thấy nguy cơ đối với trẻ em lớn như thế nào. Nhiều con đường qua các cổng trường học đang bị biến thành những cung đường của xe tải, xe ben chạy bạt mạng. Đường từ trường về nhà cũng đang là nỗi ám ảnh TNGT đối với các em khi mà lượng xe tải, xe ô tô quá lớn trong khi các em chưa được giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn, lại đang ở tuổi hiếu động nên thường xuyên đùa nghịch khi đi đường.

Trong các tuyến phố nội đô cũng vậy. Nhiều lần tôi quan sát thấy tại các ngã ba, ngã tư có vài em nhỏ chờ qua đường nhưng mãi chẳng thấy phương tiện nào dừng lại nhường đường cho các em. Vỉa hè tràn lan xe máy, hàng quán nên các em phải đi bộ dưới lòng đường chung với các phương tiện khác rất nguy hiểm.

6

Đang ở tuổi hiếu động nên trẻ em thường xuyên đùa nghịch khi tham gia giao thông - Ảnh: Khánh Linh

Người lớn phải làm gương

Vậy còn các em nhỏ thì sao, các em đã được trang bị đầy đủ kỹ năng, thưa ông?

Như tôi vừa nói, phần lớn các em học sinh chưa biết cách tham gia giao thông an toàn, kỹ năng bơi lội và cả kỹ năng cứu đuối. Thực sự phải nói rằng, các em rất “ngây thơ” khi tham gia giao thông. Ngay cả các em học sinh cấp 3 cũng rất thiếu kỹ năng tự bảo vệ mình khỏi những nguy cơ bị TNGT và đuối nước. Bằng chứng là các em vừa đi đường vừa cười đùa, dàn hàng ngang, phóng xe tốc độ cao, không chịu đội MBH, sẵn sàng vượt đèn đỏ, tạt đầu ô tô, chở ba đến bốn người trên xe máy... Những hình ảnh này thường xuyên diễn ra trên các đường phố nội đô, các tuyến đường ngoại thành.

Vậy, phải làm gì để giảm thiểu nguy cơ TNGT và đuối nước cho các em?

Trước hết, cần loại bỏ các nguy cơ TNTT đối với trẻ em. Nếu các gia đình có ao nên rào kỹ lưỡng. Tuyệt đối cấm các em bơi lội ở ao hồ, sông suối, nên hướng dẫn các em bơi ở bể bơi, dạy cho các em kỹ năng bơi và cả cứu đuối.

Người lớn cần là tấm gương về giao thông an toàn cho các em. Tại sao tôi nói điều này? Bởi, rất nhiều phụ huynh tham gia giao thông vi phạm luật, không đội MBH, phóng nhanh vượt ẩu... Điều này diễn ra thường xuyên trước các em nên sẽ hình thành thói quen và nảy sinh tâm lý vi phạm luật là bình thường. Khi các bậc phụ huynh luôn có ý thức chấp hành luật giao thông, thường xuyên nhắc nhở khi thấy các em đi sai luật thì chắc chắn các em sẽ có ý thức hơn trong tham gia giao thông. Hơn nữa, nhà trường cũng cần chú trọng hơn việc giáo dục ATGT cho học sinh.

Thời gian qua, chúng tôi đã tổ chức 3 lớp tập huấn tại các tỉnh Hòa Bình (khu vực phía Bắc), An Giang (khu vực Đồng bằng sông Cửu Long) và Thừa Thiên - Huế (khu vực miền Trung - Tây Nguyên) hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn, cách sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh và cả kỹ năng cứu đuối. Các giáo viên tiểu học, THCS và một số cán bộ làm công tác ATGT ở cấp huyện sau khi được tập huấn sẽ hướng dẫn lại cho các em học sinh tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa để việc sinh hoạt và tham gia giao thông an toàn hơn.

Cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.