Bạn cần biết

Nguy cơ ngộ độc, ung thư do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

13/11/2018, 17:21

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây nguy cơ ngộ độc, phát triển ung thư, nhất là ở trẻ em.

TBVTV

Việc lạm dụng thuốc BVTV  gây nguy cơ ngộ độc, phát triển ung thư, nhất là ở trẻ em

Tại Hội thảo tác động của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đến sức khỏe và môi trường, PGS.TS. Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ y tế, cho biết: Trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng tại Việt Nam 1.741 hoạt chất được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Việt Nam đã chi 110 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu, một nửa trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Đánh giá về tác động của dư lượng thuốc BVTV, ông Hải cho rằng, điều đáng lo ngại chính là tác động mãn tính đến sức khỏe có thể xảy ra nhiều năm sau khi tiếp xúc tối thiểu với thuốc BVTV trong môi trường, hoặc do dư lượng thuốc BVTV thu nạp qua thức ăn và nước uống.

Nông dân tiếp xúc với thuốc BVTV trong các hoạt động nông nghiệp và những người tiêu thụ thực phẩm và đồ uống với một lượng dư thừa thuốc BVTV có nguy cơ cao bị ngộ độc, rối loạn sinh sản và phát triển bệnh ung thư.

Trẻ em đặc biệt dễ bị các mối nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh hoặc cơ chế giải độc chưa được phát triển hoàn chỉnh, khiến chúng ít có khả năng chống lại thuốc trừ sâu độc hại xâm nhập vào hệ thống cơ thể. Nông dân, người tiêu dùng và trẻ em ở Việt Nam cũng phải đối mặt với tác động sức khỏe từ việc tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh.

Theo chuyên gia đến từ viện Nghiên cứu sức khỏe và môi trường Thái Lan, đơn vị này đã thực hiện một nghiên cứu về thuốc BVTV ảnh hưởng đến trẻ em ở các khu vực có nguy cơ cao sử dụng dụng "Bộ dụng cụ kiểm tra nhanh (Test - kits)".

Kết quả cho thấy trẻ em và cộng đồng ở các khu vực có nguy cơ cao sử dụng thuốc BVTV trong máu cao gấp 9 lần so với khu vực thành phố. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy gần 70% rau quả bị ô nhiễm. Các kết quả từ các nghiên cứu này cũng tương tự như các nghiên cứu khác được thực hiện phân tích trong phòng thí nghiệm của các cơ quan của chính phủ ở Thái Lan.

Kết quả được phổ biến ở cộng đồng và ở cấp quốc gia đã thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ huynh, nông dân và chính quyền địa phương để giúp cung cấp thực phẩm sạch cho bữa ăn trưa ở trường và các biện pháp giảm thiểu sự phơi nhiễm thuốc trừ sâu. Các chuyên gia đề xuất việc nghiên cứu tương tự Thái Lan tại Việt Nam.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.