• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nguy hiểm xe ba gác, tự chế tung hoành Hải Dương

16/03/2017, 09:06

Dù lực lượng chức năng Hải Dương nhiều lần ra quân xử lý nhưng những chiếc xe ba gác, tự chế vẫn hoạt động...

22

Xe tự chế nghênh ngang trên đường Yết Kiêu (TP Hải Dương) khiến ô tô bất đắc dĩ phải lấn làn để vượt - Ảnh: Khánh Linh

lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương nhiều lần ra quân xử lý gắt gao, nhưng những chiếc xe ba gác, xe tự chế mà nhiều người quen gọi là “hung thần di động” vẫn ngang nhiên hoạt động ở mọi ngóc ngách trên đường phố của tỉnh này, bất chấp nguy hiểm tính mạng cho người đi đường.

Mặc sức tung hoành

Thời gian gần đây, đường dây nóng của Báo Giao thông nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về tình trạng xe ba gác hoạt động vô tội vạ, đặc biệt là chở hàng cồng kềnh trên các tuyến phố của TP Hải Dương, gây nên những ẩn họa về ATGT trên đường.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông ngày 14/3, tại các tuyến đường có nhiều cửa hàng bán sắt thép, tôn, ống nước như: Lê Thanh Nghị, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Điện Biên Phủ, đường 52m kéo dài... của TP Hải Dương, hàng trăm xe ba gác, xe tự chế hoạt động công khai cả ngày lẫn đêm. Không những thế, trên xe còn chất đầy hàng hóa, vật liệu cồng kềnh. Thậm chí, những chiếc xe chở vật liệu xây dựng được kéo dài 15 - 20m hoặc những tấm tôn sắc nhọn chìa ra trước, sau song không được bịt đầu.

Điểm k, Khoản 4, Điều 6, Nghị định 46 quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ nêu rõ: Phạt tiền từ 300 - 400 nghìn đồng đối với người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

Có mặt trên tuyến đường Yết Kiêu đầu giờ sáng, PV chứng kiến cảnh một xe tự chế dài 2-3m nhưng chở trên tấm tôn dài cả chục mét, khiến tất cả phương tiện phía trước, phía sau và hai bên hông phải né tránh. Chỉ cần bác tài sơ ý lạng tay lái, không chỉ những chiếc ôtô đi cạnh bị “nếm đòn” mà người đi đường cũng bị ảnh hưởng.  

Ngay cả trong giờ cao điểm, những chiếc xe máy tự chế, ba gác chở đầy hàng cồng kềnh vẫn bon bon chạy. Dò hỏi một người chạy xe máy tự chế, xe ba gác ở trước cổng trụ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tỉnh Hải Dương vì sao chạy vào giờ cao điểm, không sợ bị CSGT xử lý? Anh này cho biết: “Sợ thì có sợ nhưng chạy cứ chạy, vì nếu không chạy cũng chẳng biết làm gì”.

Ông Nguyễn Đức Tài, nhà trên đường Điện Biên Phủ bức xúc: “Tình trạng này đã tồn tại nhiều năm nay, chúng tôi cũng đã nhiều lần phản ánh, chính quyền có xử lý nhưng rồi đâu lại vào đấy”.

Theo ông Tài, hàng ngày, từ 8h-20h, xe máy tự chế, xe ba bánh chạy hết công suất, hoạt động trên nhiều tuyến đường, qua mặt lực lượng chức năng, gây bức xúc cho người dân. Các xe này được chủ hàng thuê chở hàng về tập kết tại khu vực chợ Phú Yên, phường Trần Phú để vận chuyển đi các huyện của tỉnh. “Dù có quy định cấm xe ba bánh, xe tự chế nhưng vì mưu sinh và vì giá cước vận chuyển rẻ nên các phương tiện này vẫn được sử dụng phổ biến. Cũng đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra tại đây”, ông Tài nói.

Chị Mai, chủ cửa hàng bán sắt thép trên đường Yết Kiêu cho hay: “Khi phải chở đồ cho khách, gọi xe tự chế là yên tâm nhất vì họ đi giờ nào, phố nào, ngõ nào cũng vào được. Khách mua mấy chục mét tôn, thuê xe tự chế sẽ rẻ hơn nhiều so với thuê xe ô tô”.

Phải kiên quyết xử lý

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Duy Bôn, Phó chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hải Dương cho biết, qua rà soát, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có trên 3.300 phương tiện công nông, xe tự chế. Ngay trong sáng 14/3, Sở GTVT đã họp với các huyện, thành phố để bàn phương án thực hiện đề án đảm bảo trật tự ATGT, xử lý xe ba bánh, xe tự chế và một số nội dung liên quan đến ATGT. Riêng đối với xe ba bánh, xe tự chế, xe máy kéo theo vật khác chở hàng hóa cồng kềnh gây mất ATGT, Ban ATGT tỉnh đã có kế hoạch kiểm tra, xử lý và bắt đầu thực hiện từ ngày 20/3.

Tuy nhiên, ông Bôn cho rằng, hiện đã có quy định nên có thể tịch thu xe 3 bánh, xe tự chế khi bắt gặp xe lưu thông trên đường. Nhưng đối với loại phương tiện kéo theo xe khác, vật khác chở tôn, hàng hóa cồng kềnh gây mất ATGT vẫn chưa có chế tài tịch thu phương tiện mà chỉ phạt ở mức 300 - 400 nghìn đồng. Vì chưa có chế tài tịch thu phương tiện, cùng với tính kinh tế của loại phương tiện này, một ngày họ có thể làm được 500 - 600 nghìn đồng nên nhiều người chấp nhận phạt, bất chấp vi phạm giao thông để mưu sinh. Người dân cũng phản ánh nhiều về Ban ATGT tỉnh nhưng rất khó xử lý triệt để với mức xử phạt hành chính nhẹ như vậy. “Nếu quy loại xe này vào loại phương tiện tự chế thì có thể xử lý được ngay. Ban ATGT tỉnh cũng chỉ phát động cho các địa phương triển khai xử lý”, ông Bôn nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.