Thời sự

Nhà thầu "bỏ của chạy lấy thân"

06/08/2014, 06:42

Tại Gia hủy điện Ia Krel 2 thi công liều, tích nước trái phép nên đã bị vỡ đạp lần 2, ngược lại dự án thủy điện Thương Kon Tum đang bị dừng lại do nhà thầu tự rút người từ tháng 5/2014.

Tại Gia hủy điện Ia Krel 2 thi công liều, tích nước trái phép nên đã bị vỡ đạp lần  2, ngược lại tại Kon Tum dự án thủy điện Thượng Kon Tum đang bị dừng lại do nhà thầu tự rút người từ tháng 5/2014.

Đường hầm dẫn nước Thủy điện Thượng Kon Tum mới hoàn thành 6/16km
Đường hầm dẫn nước Thủy điện Thượng Kon Tum mới hoàn thành 6/16km

Nhiều hạng mục chậm tiến độ

Dự án thủy điện Thượng Kon Tum được Chính phủ phê duyệt thuộc cấp II, dự án nhóm A, có nhiệm vụ khai thác thủy năng sông Đăk Nghé (thuộc hệ thống sông Sê San) cung cấp điện năng cho lưới điện quốc gia; đồng thời bổ sung nguồn nước vùng hạ lưu sông Trà Khúc (Quãng Ngãi) phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương vùng hạ lưu.

Dự án được khởi công 9/2009 do Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh làm chủ đầu tư (CPTĐ Vĩnh Sơn -Sông Hinh). Dự án với tổng công suất lắp máy 220MW, sản lượng điện bình quân năm trên 1.094 triệu kWh, tổng vốn đầu tư 5.744 tỉ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ phát điện tổ máy thứ nhất vào quý 3 năm 2013 và đưa vào vận hành cả 2 tổ máy vào năm 2014.

Theo dự tính của Dự án thủy điện sẽ tích nước vào cuối năm 2015, tuy nhiên đến thời điểm này nhiều hạng mục của công trình dự án chậm tiến độ thi công. Theo báo cáo của ông Võ Thành Trung- Tổng giám đốc Công ty CPTĐ Vĩnh Sơn -Sông Hinh với UBND tỉnh Kon Tum cho biết nhiều hạng mục đã bị chậm so với thiết kế, cụ thể: đắp đất thân đập mới chỉ đạt 95.000 m3 (đạt 6,26% so với khối lượng).

Điều đặc biệt là nhiều gói thầu do tổ hợp nhà thầu Viện nghiên cứu và Thiết kế Hoa Đông Tập đoàn thủy điện Trung Quốc; Công ty TNHH Cục Đường sắt Trung Quốc số 18  của Trung Quốc đảm nhận rất chậm trễ. Cụ thể, hạng mục Cửa nhận nước do thi công từ tháng 9/2009, thời gian thi công 48 tháng bằng máy TBM, nhưng đến nay mới chỉ đạt 3km trong tổng số 5km; Hạng mục hầm dẫn nước, nhà máy và trạm phân phối, thời gian thi công là 42 tháng (từ 201/1/2011) đến nay nhiều mục thi công rất chậm, như: tầng 3 nhà máy đạt 9% khối lượng thiết kế. Hầm dẫn nước đào được 1,836m/ 12,447m  (đạt 14,7%), theo tiến độ dự thầu của Tổ hợp nhà thầu Trung Quốc mỗi tháng bình quân đào được 530m/tháng nhưng tốc độ hiện tại chỉ mới 91m/tháng. Như vậy chậm đến gần 5,8 lần so với hồ sơ thiết kế.

Việc Tổ hợp nhà thầu Trung Quốc chậm tiến độ đã ảnh hưởng lớn đến việc chậm tiến độ của dự án. Đến nay một số thiết bị điện cơ nhà máy đã được lựa chọn nhà thầu cung cấp và các chi tiết đặt sẵn, thiết bị cầu trục nhà máy đã chế tạo xong nhưng vì tiến độ thi công chậm trễ nên chưa thể tiếp nhận.

Tính đến nay, riêng việc đào đường hầm bằng máy TBM đã chậm gần 2 năm so với tiến độ hợp đồng và chậm hơn 1 năm so với tiến độ điều chỉnh.

Nhà thầu chây ỳ 

Khi được chủ đầu tư là Công ty CPTĐ Vĩnh Sơn –Sông Hinh nhắc nhở, đề nghị đẩy nhanh tiến độ thì Tổ hợp nhà thầu Trung Quốc này lấy lý do như rò rỉ nước ngầm hưởng của đường vào công trường; tăng chi phí trượt giá cho những khối lượng thi công không đúng tiến độ…lao động địa phương không đủ số lượng trên công trình; lao động người Trung Quốc không đảm bảo an toàn khi ra ngoài làm các thủ tục cần thiết…Tổ hợp nhà  thầu Trung Quốc còn đòi chi phí bổ sung lên đến 800 tỷ đồng.

Việc chậm tiến độ theo hợp đồng thể hiện năng lực của nhà thầu Trung Quốc kém, nhưng để biện minh và kiếm cớ đễ trì hoãn thực hiện công việc theo tiến độ thì đại diện Tổ hợp nhà thầu Trung Quốc, Tu Zhuming còn đưa ra lý do bất hợp lý và gây áp lực đối với chủ đầu tư về vấn đề bất khả kháng, ảnh hưởng tới an toàn của lao động người Trung Quốc tại Việt Nam.

Lợi dụng vấn đề về việc Giàn khoan Hải Dương 981 xâm nhập bất hợp pháp vùng biển Việt Nam và vấn đề liên quan đến tình hình chính trị về sự việc căng thẳng về Việt Nam – Trung Quốc trên biển Đông. Nên ngày 13/5 đại diện Tổ hợp nhà thầu Trung Quốc đã gửi công văn về việc dừng thi công với lý do về trường hợp bất khả kháng (điều khoản ký kết hợp đồng) cụ thể nội dung như sau: Đại sứ quán Trung Quốc đưa cảnh báo với người lao động ở Việt Nam cần cẩn trọng khi lao động tại Việt Nam; Các nhà cung cấp thiết bị ở Trung Quốc không còn muốn cung cấp sản phẩm, thiết bị sang Việt Nam; Người lao động Trung Quốc không thể ra ngoài công trường để thực hiện các giao dịch về nước; hầu hết các công ty giao dịch ở Trung Quốc tại Việt Nam buộc phải ngừng kinh doanh vì vậy gây khó khăn cho việc cung cấp và tiếp nhận các bộ phận thay thế, phụ tùng cho máy TBM tại công trường.

Về việc đảm bảo an toàn trên công trường tại thủy điện Thượng Kon Tum, công an tỉnh Kon Tum đã ban hành văn bản vào ngày 28/5 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với lao động Trung Quốc. Đặc biệt đoàn công tác đã làm việc trực tiếp với nhà thầu Trung Quốc trong trấn an và tuyên truyền không nghe kích động đối với phần tử xấu.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Kon Tum, ông Võ Thành Trung, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh khẳng định, từ đầu năm 2014 đến nay, nhà thầu Trung Quốc chỉ làm việc cầm chừng và không có giải pháp đẩy nhanh tiến độ. Về việc biện minh và chây ỳ của Tổ hợp nhà thầu Trung Quốc thì trong công văn ngày 30/5 gửi nhà thầu, ông Võ Thành Trung, Tổng giám đốc Công ty CPTĐ Vĩnh Sơn – Sông Hinh đã bác bỏ những luận điệu của nhà thầu: “Không có văn bản nào của Chính phủ Việt Nam quy định về cấm nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam, hoặc nhập cảnh vào Việt Nam”, đồng thời khẳng định về sự an toàn trên công trường tại công trình thủy điện Thượng Kon Tum. Vì vậy việc nhà thầu áp dụng về điều khoảng Bất khả kháng theo hợp đồng là không đúng. Đồng thời yêu cầu nhà thầu hợp tác để hướng đến tiến độ của Dự án.

Xem xét chấm dứt hợp đồng

Ông Võ Thành Trung, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh cho biết, chủ đầu tư đã tổ chức nhiều cuộc họp với lãnh đạo cấp cao của tổ hợp nhà thầu. Tổ hợp nhà thầu cũng đã có nhiều cam kết tổ chức lại thi công để đẩy nhanh tiến độ nhưng tình hình thi công vẫn không tiến triển. Nhà thầu cố tình trì hoãn thi công để kéo dài thời gian thực hiện gói thầu, đòi tăng giá xây dựng. Trước những yêu sách của liên danh nhà thầu Trung Quốc, chủ đầu tư đã kiên quyết không chấp nhận. Không chỉ chậm tiến độ gây thiệt hại cho chủ đầu tư, việc chậm tiến độ thi công cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng cũng như ổn định an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng, di dời.

Đối với đánh giá tình hình diễn biến của nhà thầu Trung Quốc tại dự án Thủy điện Thượng Kon Tum, ông Võ Thành An gửi công văn UBND tỉnh Kon Tum nêu rất rõ: “nhà thầu Trung Quốc thường đấu thầu bỏ giá rất thấp, trong quá trình thi công thì bắt Chủ đầu tư bổ sung kinh phí, nếu bổ sung không được thì lấy cớ để ngừng thi công, kéo dài thời gian thi công. Trong làm việc thì mưu mô, xảo quyệt, nếu đuối lý không thắng được Chủ đầu tư thì ăn vạ, chây ỳ, gây khó dễ với cả các đơn vị có liên quan trên công trường”.

Vừa qua, ông Huỳnh An, Phó Ban quản lý Dự án công trình thủy điện Thượng Kon Tum, Công ty CPTĐ Vĩnh Sơn-Sông Hinh) trao đổi qua điện thoại cho biết, hiện ông đang ở TP.HCM và đang tiến hành họp xem xét việc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc.         

Vĩnh Yên   

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.