Văn hóa - Giải Trí

Nhà văn Thu Huệ: “Biên kịch Lê Phương đã ngồi xe mây về cõi vĩnh hằng”

20/05/2022, 15:28

Gia đình và đông đảo bạn bè và đồng nghiệp tới tiễn đưa nhà văn - biên kịch Lê Phương về nơi đất mẹ.

img

Nhà văn, nhà biên kịch Lê Phương

Sáng 20/5, tang lễ nhà văn, nhà biên kịch Lê Phương đã diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

img

Lễ truy điệu và đưa tang nhà biên kịch Lê Phương vào sáng 20/5

Đông đảo bạn bè, đồng nghiệp đã tới tiễn biệt biên kịch gạo cội như: PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, NSND, đạo diễn Đặng Nhật Minh, NSƯT Thanh Tú, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ...

img

PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tới viếng biên kịch Lê Phương

Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam và gia đình phối hợp tổ chức lễ tang cho nhà văn Lê Phương.

img

NSND Đặng Nhật Minh (thứ 2 từ phải sang) tới tiễn biệt người đồng nghiệp

Đọc điếu văn tiễn biệt, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam xúc động: “Nhà văn Lê Phương là người ham đi. Những chuyến đi thực tế dài ngày mà ông vẫn tự gọi là "những cuộc đi tìm bạn" đã cho ông không chỉ những trang viết đầy xúc cảm, chính xác về tư liệu chuyên ngành ở cấp chuyên gia… mà còn cho ông những người bạn chân tình, thủy chung…

Nói về thành tựu của nhà văn - nhà điện ảnh Lê Phương thật không dễ dàng bởi vùng hoạt động của ông rất rộng lớn. Giờ ông đã ngồi trên xe mây về cõi vĩnh hằng, và ở bất cứ chốn nào trong vũ trụ vô tận này, những người yêu quý ông vẫn tin rằng, ông vẫn sống như thế: chân thành, đam mê, khảng khái và khiêm nhường”.

Nhà biên kịch Lê Phương tên thật là Nguyễn Văn Tiến, sinh ngày 28/1/1933 tại thôn Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Ông tham gia quân đội năm 16 tuổi, từng gia nhập đơn vị khảo sát chuẩn bị chiến trường cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Từ năm 1963-1978, Lê Phương đã cho ra đời các tiểu thuyết như: "Pháo đài 44", "Thung lũng Cô Tan", "Bông mai mùa lạnh", "Vết xích đường mòn"…

Năm 1977, biên kịch Lê Phương bén duyên với điện ảnh và trở thành "cha đẻ" của nhiều kịch bản phim gây ấn tượng mạnh mẽ.

Trong đó, có thể kể đến các tác phẩm: "Nơi gặp gỡ của tình yêu" (2 tập, 1980), "Biệt động Sài gòn" (4 tập cùng với Nguyễn Thanh), "Cơn lốc biển" (chuyển thể từ tiểu thuyết "Bất khuất")…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.