Hồ sơ tài liệu

Nhật Bản cam kết hỗ trợ Đông Nam Á bị Trung Quốc “bắt nạt”

04/06/2016, 15:59
image

Nhật Bản sẽ giúp các nước Đông Nam Á đối phó với những hành động đơn phương, nguy hiểm ở Biển Đông.

download (2)

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani. (Ảnh: Reuters)

Hôm nay, tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 đang diễn ra ở Singapore,  Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết nước này lo ngại sâu sắc về những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại Biển Đông, khẳng định rằng không một nước nào có thể là "người ngoài cuộc" khi liên quan đến sự ổn định khu vực.

“Ở Biển Đông, chúng tôi chứng kiến việc cải tạo đất, xây dựng một cách nhanh chóng các tiền đồn quân sự”, Bộ trưởng Nhật Bản Nakatani nói. Dù không nêu đích danh Trung Quốc nhưng ông Nakataini bày tỏ "ngại ngại sâu sắc" về những hoạt động cải tạo nhanh chóng và quy mô lớn, cũng như việc xây dựng các tiền đồn được sử dụng vì mục đích quân sự ở một số khu vực trong vùng biển tranh chấp. 

Tokyo đang tỏ ra quan ngại trước các động thái phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh quốc gia của Nhật Bản và giá trị thương mại toàn cầu.

Nhằm giúp Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc, Nhật Bản cam kết và đang tiến hành hỗ trợ nâng cao khả năng giám sát, tiến hành các cuộc tập trận chung và hợp tác trong nâng cấp thiết bị mới.

“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải nâng cao năng lực của các nước trong khu vực, kết hợp liên kết đào tạo, hỗ trợ xây dựng năng lực và thiết bị quốc phòng, hợp tác công nghê”, ông Nakatani tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La.

Tháng này, Nhật Bản đạt thỏa thuận viện trợ trực tiếp quân sự nước ngoài bằng việc cho Philippines thuê 5 máy bay TC-90 King Air. Manila cũng có nguyện vọng sử dụng máy bay tuần tra  Lockheed Martin P3-C của Nhật Bản để theo dõi các tàu ngầm Trung Quốc tiến vào gần vùng biển của mình.

Ông Nakatani cũng kêu gọi các bên có tranh chấp ở Biển Đông tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài Thường trực, dự kiến sẽ là một bước ngoặt pháp lý đáng chú ý ở nơi được xem là “trái tim hàng hải của khu vực Đông Nam Á”.

Ông Nakatani cũng nhấn mạnh, hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ củng cố sự thịnh vượng của cả cộng đồng quốc tế, không chỉ riêng của khu vực, vì vậy "không quốc gia nào là người ngoài cuộc trong vấn đề này". Đồng thời, "điều ngày càng quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực là thiết lập một trật tự dựa vào pháp quyền”, ông Nakatani nói.

Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar cho rằng Trung Quốc sẽ được lợi kinh tế nếu giảm căng thẳng ở Biển Đông. Theo ông Parrikar thì việc thấu hiểu các quan điểm của nhau và tăng cường lòng tin lẫn nhau giữa các bên liên quan tới tranh chấp sẽ giúp giảm căng thẳng. 

 ơ

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.