Thời sự Quốc tế

Nhật Bản: Xu hướng đưa nghĩa trang vào đô thị, ứng dụng công nghệ để tối ưu

23/04/2022, 15:25
image

Cùng với xu hướng đô thị hoá, già hoá tại Nhật Bản, phong tục chôn cất và thờ phụng tại nước này cũng dần thay đổi.

Thông thường, người Nhật Bản thường chôn cất người thân ở những nghĩa trang nằm ngoại thành, xa khu vực đô thị.

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, vì dân số già hoá và nhiều gia đình chuyển lên khu vực đô thị, một bộ phận không nhỏ người Nhật Bản không đủ sức để thường xuyên lui tới các nghĩa trang truyền thống nên chuyển về các nhà để tro cốt hiện đại, nằm ngay trong thành phố.

Với diện tích chật hẹp nên ban quản lý các nhà lưu trữ tro cốt trong thành phố áp dụng rất nhiều loại công nghệ hiện đại từ mã QR, sử dụng hệ thống tự động để di chuyển hộp tro cốt từ kho lên khu vực thăm viếng.

Bà Masayo Isurugi là một trong những người như vậy.

Bà Masayo Isurugi chia sẻ, ban đầu tôi nghĩ các cơ sở này sẽ rất lạnh lẽo nên muốn chôn cất chồng an nghỉ ở những ngôi mộ truyền thống. Nhưng càng có tuổi, bà càng không thể đi xa để thăm chồng thường xuyên như trước.

Cơ sở tro cốt mà bà đưa người chồng quá cố tới an nghỉ mang tên Kuramae – ryoen do Chùa Shinkyoji vận hành, nằm ở vị trí thuận tiện mà bà Isurugi có thể đi xe bus tới.

"Ở đây, tôi có thể đi thang máy và nơi hành lễ cũng rất đẹp, trang nghiêm", bà Isurugi nói.

Nhà sư Tomohiro Hirose của chùa Shinkyoji cho biết: “Nhà tang lễ hiện đại thường ở vị trí dễ đi lại và chi phí giữ tro cốt cũng có giá phải chăng vì có thể lưu trữ rất nhiều bình đựng tro cốt. Và quan trọng nhất là nhà chùa sẽ thường xuyên chăm sóc, hương khói cho người đã mất".

"Chúng tôi cũng có một nghĩa trang truyền thống ở ngay trong chùa với khoảng 300 ngôi mộ đá. Nhưng hơn một nửa ngôi mộ ở đây không có người thân tới chăm sóc, thăm viếng".

Tại ngôi chùa Kokokuji, được thành lập từ năm 1630, thời gian gần đây, ngôi chùa này cũng bắt đầu hiện đại hoá.

Chùa có hơn 2.000 bức tượng phật, mỗi bức tượng đều có đánh dấu tên tro cốt của người nằm bên trong. Bức tượng sẽ sáng lên khi người thân của người đã khuất tới thăm, quét thẻ và nhập tên ghi trên tượng.

Nhà sư Taijun Yaji-ma của Chùa Kokokuji cho biết: Một số người đã khuất không có con cái chăm nom. Đó là thực tế. Tôi đã nghĩ cách để những người như vậy có thể yên nghỉ một cách ấm áp và đây là câu trả lời

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.